Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và tình hình điều trị bệnh đau thắt lưng tại phòng Châm cứu ngoại trú – Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Chọn tất cả các bệnh nhân đau thắt lưng vào điều trị ngoại trú từ tháng 01/2019 đến tháng 09/2019. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, phòng Châm cứu ngoại trú Bệnh viện Đa khoa đã điều trị cho 150 bệnh nhân. Về đặc điểm lâm sàng: bệnh nhân tập trung ở độ tuổi 30 - 39 (34%), đa phần là nữ giới (64,0%), lao động trí óc (58,0%), thời gian mắc bệnh chủ yếu < 4 tuần (72,0%), bệnh thường xuất hiện sau thay đổi thời tiết (51,33%). Sau quá trình điều trị, số bệnh nhân đỡ chiếm tỉ lệ cao (70%) và không có bệnh nhân nào nặng thêm. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin liên quan đến đặc điểm lâm sàng và tình hình điều trị bệnh ĐTL, giúp lãnh đạo phòng nhìn nhận tổng quát, đầy đủ về bệnh để có thể đa dạng hơn các phương pháp điều trị cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Liệt ruột cơ năng là bệnh lý thường gặp sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật. Chúng tôi đã tiến hành đề tài này nhằm đánh giá tác dụng của phương pháp điện châm trên bệnh nhân liệt ruột cơ năng sau mổ. Nghiên cứu được tiến hành trên 68 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi m ật, phương pháp can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước sau điều trị, chia 2 nhóm: nhóm điện châm kết hợp với phác đồ nền y học hiện đại và nhóm chỉ sử dụng phác đồ nền y học hiện đại. Kết quả cho thấy phương pháp điện châm là phương pháp có tác dụng cải thiện tình trạng liệt ruột cơ năng trên các bệnh nhân nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của phương pháp điện châm kết hợp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau và có đối chứng. 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, tầm vận động cột sống cổ và mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale). Nhóm nghiên cứu dùng điện châm kết hợp đắp paraffin, nhóm chứng dùng điện châm đơn thuần, ngày 01 lần x 15 ngày. Kết quả cho thấy cả hai nhóm cải thiện điểm đau VAS và tầm vận động cột sống cổ (p < 0,05), nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn nhóm chứng (p < 0,05). chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị theo thể bệnh y học cổ truyền của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước sau có đối chứng. 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu dùng điện châm kết hợp đắp paraffin, nhóm chứng dùng điện châm đơn thuần. Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt ở thể can thận hư kèm phong hàn thấp (85,7%), cao hơn thể can thận hư đơn thuần (50%) (p < 0,05). Kết luận: Điện châm kết hợp đắp paraffin có hiệu quả điều trị tốt ở thể can thận hư kèm phong hàn thấp.
Mục tiêu chính trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật là giảm thiểu liều lượng thuốc để giảm tác dụng phụ và giảm đau đầy đủ. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm trên bệnh nhân sau mổ nội soi lấy sỏi túi mật. Nghiên cứu được tiến hành trên 68 bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi túi mật, phương pháp can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước sau điều trị, chia 2 nhóm: nhóm điện châm kết hợp với phác đồ nền y học hiện đại và nhóm chỉ sử dụng phác đồ nền y học hiện đại. Kết quả sau 4 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu, điểm VAS trung bình khi nghỉ giảm từ 5,0 ± 1,3 xuống 0,8 ± 0,6; điểm VAS trung bình khi hoạt động giảm từ 6,1 ± 1,2 xuống 1,5 ± 0,7. Lượng thuốc giảm đau paracetamol giảm đáng kể so với nhóm chứng (p < 0,05).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.