Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Sốt xuất huyết Dengue điều trị tại khoa Nội tổng hợp – bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2016 và 2017. Đối tượng: Tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết Dengue tại khoa Nội tổng hợp – bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội từ 01/01/2016 đến 31/12/2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: 100% bệnh nhân có sốt, sốt cao > 39ºC hay gặp nhất chiếm 59,6%, tỷ lệ bệnh nhân sốt từ 4-7 ngày chiếm 65,5%. Biểu hiện xuất huyết gặp ở 84,4% số bệnh nhân, trong đó vị trí hay gặp là xuất huyết dưới da (81,4%), xuất huyết niêm mạc (32,6%) và xuất huyết nội tạng (17,4%). Sốt xuất huyết Dengue gặp nhiều nhất (62,4%), sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (35,5%) và sốt xuất huyết Dengue nặng (2,1%). Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.
Mục tiêu: Khảo sát thể bệnh y học cổ truyền của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đến khám và điều trị từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 60 bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 49,58 ± 18,47. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (58,3%). Thời gian bị bệnh chủ yếu trên 12 tháng (55,0%). Có 25,0% bệnh nhân có BMI thừa cân và béo phì, 23,3% bệnh nhân có chu vi vòng bụng vượt chuẩn. Tỷ lệ bệnh nhân thuộc thể bệnh Can khí phạm vị chiếm 83,3% và thể Tỳ vị hư hàn chiếm 16,7%. Triệu chứng Y học cổ truyền nuốt chua và phiền muộn khó chịu chiếm tỉ lệ cao nhất (nuốt chua 83,3 % và phiền muộn khó chịu 80,0%). Điểm trung bình GERDQ thể Can khí phạm vị là 10,77 ± 2,22, thể Tỳ vị hư hàn là10,65 ± 1,97.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và tình hình điều trị bệnh đau thắt lưng tại phòng Châm cứu ngoại trú – Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Chọn tất cả các bệnh nhân đau thắt lưng vào điều trị ngoại trú từ tháng 01/2019 đến tháng 09/2019. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, phòng Châm cứu ngoại trú Bệnh viện Đa khoa đã điều trị cho 150 bệnh nhân. Về đặc điểm lâm sàng: bệnh nhân tập trung ở độ tuổi 30 - 39 (34%), đa phần là nữ giới (64,0%), lao động trí óc (58,0%), thời gian mắc bệnh chủ yếu < 4 tuần (72,0%), bệnh thường xuất hiện sau thay đổi thời tiết (51,33%). Sau quá trình điều trị, số bệnh nhân đỡ chiếm tỉ lệ cao (70%) và không có bệnh nhân nào nặng thêm. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin liên quan đến đặc điểm lâm sàng và tình hình điều trị bệnh ĐTL, giúp lãnh đạo phòng nhìn nhận tổng quát, đầy đủ về bệnh để có thể đa dạng hơn các phương pháp điều trị cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hạ glucose máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Dây thìa canh lá to và Xạ đen trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường type 2 bằng nicotinamide (NA) và streptozotocin (STZ). Chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia thành 5 lô, mỗi lô 10 con. Lô 1 (không gây đái tháo đường), lô 2, 3, 4, 5 (gây đái tháo đường type 2 bằng cách tiêm màng bụng NA và STZ theo quy trình nghiên cứu). Lô 1 và lô 2 (uống nước cất); lô 3 (uống Metformin liều 200 mg/kg/ngày); lô 4 và lô 5 (uống dịch chiết liều 24 g/kg/ngày và 48 g/kg/ngày), thời gian uống nước cất hoặc thuốc thử 14 ngày. So sánh giữa các lô về nồng độ glucose máu, insulin máu và các chỉ số đánh giá sự kháng insulin. Kết quả cho thấy, hỗn hợp dịch chiết ở cả hai liều có tác dụng hạ glucose máu, giảm chỉ số HOMA-IR, tăng các chỉ số HOMA-β, chỉ số QUICKI, chỉ số DI và tăng phần trăm khối lượng tụy so với khối lượng cơ thể (so với lô 2, p < 0,05) và tương đương với lô 3 (p > 0,05).
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền điều trị bệnh Loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: 100% bệnh nhân sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong đó 51,4% bệnh nhân được điều trị kết hợp với Y học hiện đại. Điều trị bằng Y học hiện đại: 72,0% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế hủy xương (Calcitonin 67,6%, Bisphosphonat 5,4%) và 48,6% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin (kết hợp Calci và vitamin D 27,0%, Calci hoặc vitamin D: 10,8%). Điều trị theo Y học cổ truyền: 93,1% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; thuốc thang được sử dụng nhiều nhất (100%), dạng cao (79,2%), dạng hoàn (75,0%) và dạng chè được sử dụng ít nhất 33,3%. Các bệnh nhân sau điều trị có mức độ đau theo thang điểm VAS giảm so với thời điểm vào viện (p < 0,05).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.