Đặt vấn đề: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang (HKQCNV) là bài thuốc cổ phương được đánh giá có hiệu quả tốt trên lâm sàng trong điều trị giảm đau trong các bệnh thần kinh – cơ xương khớp. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu trên thực nghiệm để tìm ra cơ chế giảm đau của bài thuốc này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm đau của bài thuốc Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang trên chuột nhắt. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm đau trung ương trên mô hình gây đau bằng mâm nóng (Hotplate) và đánh giá tác dụng giảm đau trung ương bằng mô hình gây đau quặn (Writhing Tests) sử dụng acid acetic. Kết quả: So với lô chứng, các lô dùng HKQCNV có thời gian xuất hiện đau lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) tương đương với lô tham chiếu (Aspegic); số cơn đau quặn trong cả 25 phút sau tiêm acid acetic ở cả 2 lô dùng HKQCNV liều 1, liều 2 đều nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 tương đương với lô tham chiếu (Aspegic). Kết luận: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang dùng uống liều 14,112 g/kg/ngày và 28,224 g/kg/ngày có tác dụng giảm đau tốt theo cơ chế giảm đau trung ương và ngoại vi.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hạ glucose máu của hỗn hợp dịch chiết lá Trà hoa vàng, Giảo cổ lam, Dây thìa canh lá to và Xạ đen trên chuột nhắt trắng gây đái tháo đường type 2 bằng nicotinamide (NA) và streptozotocin (STZ). Chuột nhắt trắng chủng Swiss được chia thành 5 lô, mỗi lô 10 con. Lô 1 (không gây đái tháo đường), lô 2, 3, 4, 5 (gây đái tháo đường type 2 bằng cách tiêm màng bụng NA và STZ theo quy trình nghiên cứu). Lô 1 và lô 2 (uống nước cất); lô 3 (uống Metformin liều 200 mg/kg/ngày); lô 4 và lô 5 (uống dịch chiết liều 24 g/kg/ngày và 48 g/kg/ngày), thời gian uống nước cất hoặc thuốc thử 14 ngày. So sánh giữa các lô về nồng độ glucose máu, insulin máu và các chỉ số đánh giá sự kháng insulin. Kết quả cho thấy, hỗn hợp dịch chiết ở cả hai liều có tác dụng hạ glucose máu, giảm chỉ số HOMA-IR, tăng các chỉ số HOMA-β, chỉ số QUICKI, chỉ số DI và tăng phần trăm khối lượng tụy so với khối lượng cơ thể (so với lô 2, p < 0,05) và tương đương với lô 3 (p > 0,05).
Đặt vấn đề: Ngũ vị tiêu khát thang (NVTK) là một bài thuốc gia truyền của lương y Trần Văn Thoại – An Giang được đánh giá có tác dụng hạ đường huyết tốt, tuy nhiên vẫn chưa có các nghiên cứu trên thực nghiệm để đánh giá tính an toàn của bài thuốc này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Ngũ vị tiêu khát thang trên động vật thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Xác định độc tính cấp của thuốc bằng phương pháp Litchfield – Wilcoxon trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Các dấu hiệu nhiễm độc tính cấp của chuột hoặc chuột chết được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết Ngũ vị tiêu khát thang. Kết quả: cho chuột uống các liều 125g/kg, 175g/kg, 225g/kg, 275g/kg, 325g/kg và liều tối đa là 375g/kg thể trọng (gấp 26,573 lần liều tương đương liều điều trị đã quy đổi từ liều trên người sang liều trên chuột nhắt trắng) không xác định được LD50 của thuốc. Kết luận: cao lỏng từ bài thuốc Ngũ vị tiêu khát thang không gây độc tính cấp cho chuột nhắt trắng.
Vấn đề phân biệt các chất lỏng có cùng màu sắc nhưng khác nhau về đặc tính và không thể sử dụng các giác quan như thị giác, khứu giác và vị giác là một trong những nhu cầu thực tế đang được đặt ra hiện nay. Thông thường, trong trường hợp này phương pháp hóa học được sử dụng để phân tích thành phần và cấu tạo để xác định loại chất. Tuy nhiên, quy trình thực nghiệm phức tạp, chi phí cao, thông tin thu được đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về hóa học để đọc hiểu. Gần đây để xác định, phân biệt và đánh giá chất lượng các loại thực phẩm, các nghiên cứu sử dụng quang phổ phản xạ đều đạt kết quả đáng tin cậy. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi đưa ra phương pháp phân biệt chất lỏng dựa trên trực quan hóa quang phổ phản xạ trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Kết quả thực nghiệm trên bộ dữ liệu tự xây dựng gồm 6 loại chất lỏng phổ biến là bia, rượu whisky, nước, giấm, nước rửa chén và sữa chua đã cho thấy sử dụng hình ảnh trực quan hóa của quang phổ phản xạ dễ dàng phân biệt được các chất lỏng.
Đặt vấn đề: Quyên tý thang gia giảm (QTTGG) là một bài thuốc nghiệm phương dựa trên bài thuốc cổ phương Quyên tý thang gia giảm đã được sử dụng trên các bệnh nhân đau nhức xương khớp tới khám và điều trị tại bệnh viện Y Dược cổ truyền Kiên Giang cho kết quả hết sức khả quan. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm làm rõ hơn cơ chế giảm đau thông qua tác dụng chống viêm cấp của bài thuốc trên động vật thực nghiệm tạo cơ sở cho bác sĩ lâm sàng trong điều trị, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của bài thuốc quyên tý thang gia giảm trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenin. Phương pháp nghiên cứu: Tác dụng chống viêm cấp được đánh giá trên mô hình gây phù chân chuột bằng Carrageenin, theo phương pháp của Winter và CS. Kết quả: Quyên tý thang gia giảm dùng liều 11,8g/kg/ngày và 23,6g/kg/ngày có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng Carragenin thông qua các chỉ tiêu: Làm giảm thể tích phù viêm bàn chân chuột (p < 0,01 so với nhóm chứng), với liều 23,6g/kg/ngày có tác dụng kháng viêm cấp tương đương Diclofenac liều 15mg/kg/ngày (p > 0,05); Tỷ lệ % ức chế phù viêm cấp ở 02 lô dùng quyên tý thang gia giảm tương đương so với lô dùng Diclofenac liều 15mg/kg/ngày (p > 0,05). Kết luận: Quyên tý thang gia giảm có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng Carragenin.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.