Trong tiến trình xây dựng mô hình kinh doanh lâm nghiệp bền vững, theo cách tiếp cận dần với chứng chỉ rừng FSC & VFCS do Hội đồng Quản trị Rừng thế giới, với sự quan tâm, hỗ trợ của Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa đã khảo sát, điều tra và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) cho đơn vị giai đoạn đến năm 2030. Để thí điểm thực hiện mục tiêu QLRBV, gắn kết kinh doanh có hiệu quả với trách nhiệm môi trường và xã hội. Vì vậy, đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động lâm nghiệp đã tác động đến những điều kiện môi trường như thế nào là việc làm cần phải được đánh giá, xem xét kỹ lưỡng. Đặc biệt chủ rừng muốn thực hiện các hoạt động QLRBV theo nguyên tắc, tiêu chuẩn của FSC & VFCS quốc tế yêu cầu các chủ rừng tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi trồng rừng nhằm tránh những tác động không tốt tới tính đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm, giảm thiểu tác động môi trường nước, xói mòn đất... Báo cáo đánh giá tác động môi trường này có thể coi là một phần của đánh giá tác động môi trường tổng thể mà chủ rừng phải thực hiện trong tất cả các hoạt động quản lý rừng bền vững theo bộ tiêu chuẩn quản lý rừng của Hội đồng Quản trị Rừng thế giới FSC và Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Việt Nam) VFCS.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tuổi khai thác tối ưu về kinh tế cho chu kỳ giao đất 50 năm cho rừng trồng Mỡ trên cấp đất II tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Ở các tuổi rừng khác nhau 5, 7, 10, 13 và 15, mỗi tuổi rừng lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC). Các OTC được bố trí theo phương pháp đại diện điển hình. Mỗi OTC lựa chọn một cây có tiết diện bình quân để xác định trữ lượng gỗ theo các cấp kính khác nhau và tỷ lệ lợi dụng gỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị bình quân của các đại lượng đường kính, chiều cao cây, và trữ lượng của lâm phần Mỡ luôn tăng theo tuổi. Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng đạt lớn nhất ở tuổi 10 (26,9 m3/ha), sau đó lượng tăng trưởng giảm xuống ở tuổi 13 (26,6 m3/ha) và 15 (25,9 m3/ha). Hiệu quả kinh tế cho thấy giá trị lợi nhuận ròng đạt lớn nhất ở chu kỳ kinh doanh tuổi 13 đạt lớn nhất (378.357.105 đồng/ha) gấp hơn 6 lần so với tuổi 5 và hơn gần 1,5 lần so với tuổi 10 và tuổi 15. Rừng trồng tuổi 13 có tỷ lệ thu nhập trên chi phí là cao nhất (6,99). Tỷ lệ hoàn vốn nội tại ở các chu kỳ khai thác khác nhau đều dương, nghĩa là đầu tư có lãi, trong đó, chỉ tiêu IRR cao nhất là 73,4% (chu kỳ 15 năm) và 73,3% (chu kỳ 13 năm), thấp nhất là 57% (chu kỳ 5 năm). Đối với đa luân kỳ trong chu kỳ giao đất 50 năm hiệu quả kinh doanh cao nhất là 13 năm (512.836.272 đồng/ha). Khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (mức lãi suất) và giá gỗ (±10%) khi căn cứ theo giá trị NPV trong 1 luân kỳ hay nhiều luân kỳ của chu kỳ giao đất 50 năm, tuổi rừng khai thác đạt hiệu quả nhất là 13 năm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.