Xây dựng thông tin cấp năng suất rừng trồng dưới dạng bản đồ số tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như định hướng phát triển bền vững lâm nghiệp. Thông qua 110 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời rừng trồng Keo lai (Acacia hybrid) tại khu vực Quảng Trị, nghiên cứu này đã xác định được dạng hàm Chapman-Richards là thích hợp nhất cho mô phỏng sinh trưởng của Hdom (đạt giá trị thấp nhất về chỉ số WAIC, các chỉ tiêu sai số chấp nhận tốt) theo phương pháp đường cong định hướng bằng việc áp dụng gói ‘rstan’ trên phần mềm R. Từ phương trình ước tính Hdom, chỉ số lập địa đã được xác định thông qua mối quan hệ với các nhân tố lập địa như loại đất và độ dày tầng đất và cho kết quả kiểm định tốt trên bộ số liệu kiểm định (độ chính xác cao và sai số chấp nhận). Dựa trên các kỹ thuật chồng xếp trong ArcGIS, bản đồ số cấp lập địa và Hdom đã được xây dựng có ý nghĩa cho sản xuất lâm nghiệp của khu vực Quảng Trị cũng như tạo cơ sở cho việc áp dụng phương pháp nghiên cứu này cho các địa phương khác.
Trong tiến trình xây dựng mô hình kinh doanh lâm nghiệp bền vững, theo cách tiếp cận dần với chứng chỉ rừng FSC & VFCS do Hội đồng Quản trị Rừng thế giới, với sự quan tâm, hỗ trợ của Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa đã khảo sát, điều tra và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) cho đơn vị giai đoạn đến năm 2030. Để thí điểm thực hiện mục tiêu QLRBV, gắn kết kinh doanh có hiệu quả với trách nhiệm môi trường và xã hội. Vì vậy, đánh giá điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động lâm nghiệp đã tác động đến những điều kiện môi trường như thế nào là việc làm cần phải được đánh giá, xem xét kỹ lưỡng. Đặc biệt chủ rừng muốn thực hiện các hoạt động QLRBV theo nguyên tắc, tiêu chuẩn của FSC & VFCS quốc tế yêu cầu các chủ rừng tiến hành đánh giá tác động môi trường trước khi trồng rừng nhằm tránh những tác động không tốt tới tính đa dạng sinh học và môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm, giảm thiểu tác động môi trường nước, xói mòn đất... Báo cáo đánh giá tác động môi trường này có thể coi là một phần của đánh giá tác động môi trường tổng thể mà chủ rừng phải thực hiện trong tất cả các hoạt động quản lý rừng bền vững theo bộ tiêu chuẩn quản lý rừng của Hội đồng Quản trị Rừng thế giới FSC và Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Việt Nam) VFCS.
Sông Sài Gòn là một trong những nguồn nước mặt quan trọng nhất của tỉnh Bình Dương. Nguồn nước sông được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn và khả năng sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau. Dựa trên dữ liệu chất lượng nước sông quan trắc được từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020, mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) được áp dụng để đánh giá chất lượng nước sông cho các mục đích sử dụng nước như cấp nước sinh hoạt, nông nhiệp, công nghiệp và bảo vệ đời sống thủy sinh. Thuật toán nội suy (IDW) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được áp dụng để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông. Kết quả nghiên cứu cho thấy WQI cho mục đích cấp nước sinh hoạt giao động trong khoảng 10 – 65, nông nghiệp 67 – 100, công nghiệp 26 – 100 và bảo vệ đời sống thủy sinh 3 – 38. Chất lượng nước sông Sài Gòn đáp ứng yêu cầu đối với các mục đích nông nghiệp và công nghiệp, không phù hợp cho mục đích cấp nước sinh hoạt và bảo vệ đời sống thủy sinh. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản lý nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước sông.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch sử dụng cồn tuyệt đối và lipiodol. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được nút mạch bằng cồn tuyệt đối và lipiodol tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 03/2020 đến tháng 06/2021. Tiến hành tính và so sánh tỷ lệ đáp ứng điều trị sau can thiệp 01 và 03 tháng giữa 2 nhóm u có kích thước ≤ 10cm và > 10cm, nhóm can thiệp sử dụng E: L 1:1 và 1:2. Theo dõi sự thay đổi nồng độ αFP sau can thiệp 01 tháng và 03 tháng. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng điều trị nhóm u có kích thước ≤ 10cm cao hơn nhóm kích thước u > 10cm (p<0,005), nhóm có tỷ lệ E:L 1:1 cao hơn nhóm E:L 1:2 (p<0,005). Nồng độ αFP giảm dần sau can thiệp 01 tháng và 03 tháng (p< 0,001). Kết luận: Điều trị UTBMTBG bằng TAELE là một phương pháp an toàn và hiệu quả cần được nghiên cứu thêm để đánh giá đầy đủ.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp tăng cường rửa tay sát khuẩn tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2022. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang và can thiệp, giai đoạn đầu tiến hành khảo sát với số lượng 1000 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng nhằm thu thập thông tin về kiến thức và thực hành rửa tay sát khuẩn. Sau đó tiến hành lắp đặt máy cấp dung dịch sát khuẩn tay tự động, xác định chỉ số hiệu quả về cải thiện thói quen rửa tay đúng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Tỷ lệ kiến thức rửa tay đúng lần lượt trước can thiệp và sau can thiệp là 52% và 86%, thực hành rửa tay đúng lần lượt trước và sau can thiệp là 85,5% và 92,4%. Điều này có ý nghĩa thống kê khi chỉ số hiệu quả của so sánh p1 - p2 và p3 - p4 < 0,05. Các trường học được cung cấp 100 máy cấp dung dịch sát khuẩn tự động và kiến thức, thực hành rửa tay đúng được cải thiện sau can thiệp. Đồng thời kiến nghị mở rộng sử dụng máy cấp dung dịch rửa tay sát khuẩn tự động và tập huấn rửa tay sát khuẩn cho các trường khác trên các địa phương của tỉnh Lâm Đồng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.