Nhằm cung cấp thêm bằng chứng về tính an toàn của dapagliflozin (ForxigaTM) trên thực hành lâm sàng, một chương trình giám sát hậu mãi tại Việt Nam đã được triển khai tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Trong tổng số 1001 bệnh nhân, có 278 (27,8%) bệnh nhân gặp ít nhất 1 biến cố bất lợi (AE) sau 24 tuần theo dõi, trong đó có 5 (0,5%) bệnh nhân gặp biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) và 29 (2,9%) bệnh nhân cần phải thay đổi phác đồ. Các biến cố thường gặp nhất là viêm khớp (2,4%) và tăng men gan (2,4%), tiếp theo là nhiễm trùng đường tiết niệu (1,9%). Tuy nhiên, chỉ có 120 (12,0%) bệnh nhân gặp AE được đánh giá là có liên quan đến dapagliflozin. Kết quả của chương trình giám sát trên cho thấy dapagliflozin được dung nạp tốt trên bệnh nhân người lớn mắc đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam. Bên cạnh hệ thống báo cáo tự nguyện, nghiên cứu này đã cung cấp những dữ liệu bổ sung và không ghi nhận thêm các vấn đề an toàn mới hoặc đáng kể nào của dapagliflozin (Forxiga), giúp củng cố hồ sơ an toàn của thuốc trên bệnh nhân Việt Nam.
Nghiên cứu hồi cứu nhằm phân tích tính phù hợp của việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong dự phòng loét đường tiêu hóa do stress (SUP) trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có thời gian xuất viện trong tháng 3/2021. Trong số 135 bệnh nhân được đưa vào mẫu nghiên cứu, tỷ lệ chỉ định phù hợp tại thời điểm khởi đầu PPI là 29,6% và tỷ lệ chỉ định phù hợp khi đánh giá trong suốt quá trình điều trị là 77,0%. Tỷ lệ liều dùng PPI phù hợp là 99,1% và đường dùng hợp lý là 74,8%, trong khi thời gian dự phòng hợp lý chiếm 37,5%. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng một hướng dẫn dự phòng loét tiêu hóa trên những đối tượng bệnh nhân nặng, bao gồm cả bệnh nhân ngoài khối Hồi sức, là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và phân tích sự hình thành tín hiệu phản vệ liên quan đến thuốc cản quang chứa iod trong giai đoạn 2015 - 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019. Kết quả: Đã ghi nhận 468 (35,9%) trường hợp phản vệ trong tổng số 1305 báo cáo ADR liên quan đến thuốc cản quang chứa iod. Các thuốc được ghi nhận nhiều nhất bao gồm: Iobitridol (50,1%), iohexol (21,7%) và iobromid (20,5%). Đa số phản ứng (88,2%) xuất hiện sau tiêm thuốc từ vài phút đến 1 giờ. Biểu hiện của phản vệ thường gặp là các rối loạn tim mạch, hô hấp, da/niêm mạc và tiêu hóa với > 70% trường hợp biểu hiện trên tim mạch và hô hấp. 241 (51,5%) trường hợp phản vệ được phân loại từ độ III trở lên trong đó có 9 (1,9%) ca tử vong. Tín hiệu phản vệ của thuốc cản quang chứa iod hình thành trong giai đoạn khảo sát với iopamidol (ROR = 2,61 [1,05 - 6,51] năm 2015), iohexol (ROR = 2,21 [1,30 - 3,75] năm 2016) và iobitridol (ROR = 1,39 [1,04 - 1,85] năm 2018, ROR = 1,43 [1,13 - 1,80] năm 2019). Kết luận: Nguy cơ phản vệ của thuốc cản quang chứa iod được thể hiện rõ thông qua việc phân tích cơ sở dữ liệu ADR. Các đánh giá định kỳ phân tích nguy cơ từ đó thúc đẩy tăng cường nhận thức cho nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguy cơ và giảm thiểu hậu quả do phản vệ gây ra bởi nhóm thuốc nguy cơ cao này.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.