Mở đầu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay. Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh đang có xu hướng gia tăng và việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong điều trị NKĐTN đã được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Mục tiêu: Khảo sát các vi khuẩn gây NKĐTN, tình hình đề kháng kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh và các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện trong điều trị NKĐTN tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 151 hồ sơ bệnh án (HSBA) có chẩn đoán NKĐTN từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 tại khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập từ HSBA bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, các kết quả cận lâm sàng, vi sinh, kháng sinh đồ và kháng sinh chỉ định. Kết quả: Vi khuẩn gram âm chiếm 81,1%, trong đó Escherichia coli (E. coli) chiếm tỷ lệ cao nhất (43,4%). E. coli còn nhạy cao (> 90%) với amikacin, carbapenem, cefoperazon/ sulbactam, piperacillin/tazobactam và fosfomycin và thấp hơn đối với với levofloxacin và TMP/SMX (43,5%). Fosfomycin và ertapenem là các kháng sinh kinh nghiệm được sử dụng nhiều nhất. Trong mẫu nghiên cứu, 54,5% BN được đánh giá là sử dụng kháng sinh kinh nghiệm phù hợp với các hướng dẫn điều trị. Tuổi, sự phân lập được vi khuẩn gây bệnh và bệnh nền đái tháo đường có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thời gian nằm viện của BN trong điều trị NKĐTN. Kết luận: Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải cập nhật tình hình đề kháng của vi khuẩn gây NKĐTN.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tác nhân gây bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh và đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ 6/2018 đến 4/2019 trên 300 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng tại Khoa Cấp cứu và được điều trị nội trú tại Khoa Hô Hấp hoặc Khoa Hồi sức tích cực. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Chủng vi khuẩn phân lập chủ yếu là Acinetobacter baumannii (37,7%) và Klebsiella pneumoniae (30,4%). Β-lactam đơn trị là liệu pháp sử dụng phổ biến nhất (39% tại Khoa Cấp cứu và 42% tại các khoa lâm sàng). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp các hướng dẫn điều trị tại Khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng lần lượt là 64,8% và 64,3%. Có 86% bệnh nhân điều trị thành công. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp tại khoa lâm sàng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ điều trị thành công (OR = 0,209, 95% CI: 0,061-0,711; p=0,012). Kết luận: Các kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ các hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng chưa cao tại cả khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng trong dân số nghiên cứu, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) và xác định các yếu tố liên quan đến tính tính hợp lý trong dự phòng VTE tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 366 bệnh nhân tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2019 đến tháng 03/2019. Nghiên cứu sử dụng thang điểm huyết khối PADUA, thang điểm xuất huyết IMPROVE và khuyến cáo dự phòng VTE của Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ACCP) phiên bản 9 (2012) để đánh giá tính hợp lý trong dự phòng VTE. Việc đánh giá được thực hiện tại thời điểm nhập viện và đánh giá lại mỗi 7 ngày. Kết quả: Enoxaparin là thuốc kháng đông được chỉ định nhiều nhất trong dự phòng VTE. Trong 581 đợt đánh giá, 361 đợt (62,1%) được đánh giá là nguy cơ huyết khối cao và 220 đợt là nguy cơ huyết khối thấp. Tỷ lệ dự phòng đúng, dự phòng thiếu, dự phòng dư và dự phòng sai lần lượt là 59,5%, 33,4%, 1,4% và 5,7%. Hai nguyên nhân chính dẫn đến chỉ định phương pháp dự phòng VTE không hợp lý là chưa phân tầng chính xác nguy cơ và chưa tuân thủ khuyến cáo. Nguy cơ VTE, bệnh ung thư, bệnh hô hấp và bệnh cơ xương khớp có liên quan có ý nghĩa thống kê với tính hợp lý chung trong dự phòng VTE trong mẫu nghiên cứu. Kết luận: Tỷ lệ hợp lý trong chỉ định dự phòng ở các bệnh nhân nguy cơ huyết khối cao vẫn còn thấp. Tình trạng dự phòng thiếu ở nhóm bệnh nhân nội khoa cần được chú trọng trên thực hành lâm sàng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.