Một mùa xuân mới lại đến với bao niềm hân hoan, hi vọng. Năm học này đã đi được một nửa chặng đường, có những niềm tin đã được củng cố và chắc hẳn cũng có cả những khoảnh khắc khiến chúng ta lúng túng hay thậm chí nao lòng. Để chào đón mùa xuân mới, Ban Biên tập Lộn xộn xin gửi tới quý cô, thầy chuyên san Dạy và Học số 19 với tựa đề Khám phá, như một lời mời gọi chúng ta cùng lắng đọng, chiêm nghiệm trong khúc giao mùa.Bắt đầu khám phá từ vai trò người học, chuyên mục Học thế nào cùng chúng ta tìm hiểu “Trẻ em sẽ học tập tốt hơn thế nào, khi có một cấu trúc tư duy mạch lạc”, và “Cộng tác có thể giúp phát triển khả năng học tập và giảm bớt sự cô lập nơi học sinh như thế nào?”.Dạy thế nào, đó không chỉ là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo. Phụ huynh chính là một trong những chủ thể tác động nhiều nhất tới quá trình kiến tạo tri thức của trẻ nhỏ. Con cái đôi khi cảm thấy sự tôn trọng và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình phụ thuộc vào việc chúng có đáp ứng được những kỳ vọng của cha mẹ hay không. Mối tương quan cảm xúc này có thể được tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết “Sự quan tâm có điều kiện của cha mẹ”. Bên cạnh đó, chuyên mục Dạy thế nào kỳ này còn đóng góp góc nhìn về việc giảng dạy nghệ thuật và nghiên cứu khoa học cho trẻ nhỏ.Với hai bài viết “Nên nhìn nhận thế nào về học sinh có năng khiếu?” và “Toán học và điểm số, đâu là vấn đề?”, mục Góc nhìn kỳ này gợi lên nhiều chiều kích thú vị, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới (Chương trình 2018).Cuối cùng, chuyên mục Cải tổ xin giới thiệu bài thứ hai trong loạt bài viết “Các Frameworks Giáo dục” kỳ này xin giới thiệu “Khung ACT tổng quát về Giáo dục và Năng lực sẵn sàng lao động”. Khép lại Dạy và học số 19, chúng tôi xin gợi mở ra một lời hiệu triệu có phần tranh cãi: “Hãy ngừng nuôi dạy những đứa trẻ thành công, và bắt đầu nuôi dạy những đứa trẻ tử tế”.
Công nghệ và Giáo dục là hai từ khoá rất nóng hổi đã được mượn tạm để tập san số 1 chào đời. Chắc chắn rằng trong khuôn khổ 40 trang của số đầu tiên, chúng tôi không thể truyền tải hết được sức nóng của hai từ khoá này. Tất nhiên, chúng tôi cũng chẳng thể làm bớt được một cơn khát nào, dù là nhỏ nhất.Trái ngược với từ khoá có vẻ hiện đại của số đầu. Trong số này, chúng tôi lấy chủ đề Tâm lý học Giáo dục làm trọng tâm. Mở màn bằng “những lời khen vô hại”, “áp lực lên trẻ nhỏ”, chúng ta sẽ đến với một cách tiếp cận tích cực “Giáo dục dựa trên điểm mạnh”.Cuộc chiến giữa “Bẩm sinh và nuôi dưỡng” có vẻ như bớt cam go hơn khi đặt bên cạnh bức tranh về “Giá trị của tình bạn”. Phần tiếp theo của bài “Học tập chủ động” tóm lược một số hoạt động nhỏ xinh mà chúng ta có thể vận dụng tùy nghi. Cuối cùng, những ai luôn trăn trở về những thay đổi và cải cách có thể đến với tựa sách “Khai sinh nhà đổi mới” được giới thiệu ở cuối số này.
Giáo dục là câu chuyện muôn đời, và cải cách giáo dục cũng là vấn đề thời sự muôn năm, không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp mọi nơi trên thế giới. Không chỉ trong những năm gần đây mà kể từ nhiều thiên niên kỉ trước, xã hội loài người chúng ta đã vô cùng bế tắc với những câu chuyện cải cách giáo dục.Nếu quý vị nghĩ tới một cuộc chạy đua, xin hãy đi tới trường đua ngựa. Nếu quý vị nghĩ tới việc nuôi dưỡng những con người, rất vui mừng là chúng ta có thể tiếp bước cùng nhau (Hoan hô!).Chúng ta đều biết rằng mì ăn liền (nói riêng) và các loại đồ ăn nhanh (nói chung) đều không tốt cho sức khoẻ về mặt thể chất. Thế nhưng, có những loại mì ăn liền khác dành cho sức khoẻ tinh thần thì lại ít được để tâm. Trong không gian bé nhỏ của tờ Dạy & học, chúng tôi mong rằng có thể đem lại cho quý vị những món ăn khó có thể ăn liền được.Lấy cảm hứng từ Khoa học Tạp chí được cụ Nguyễn Công Tiễu xuất bản vào những năm 1930, chúng tôi, những người làm nghề giáo từ khắp mọi miền của tổ quốc đã hội lại với nhau với cái tên Ban Biên tập Lộn xộn, cho ra đời tờ Dạy & học. Tờ Dạy & học không phải là một tạp chí hay tập san chuyên nghiệp, mà chỉ là một tập hợp những món ăn tinh thần hết sức bình dân dành cho những người làm giáo dục. Chúng tôi mong rằng quý độc giả sẽ đón nhận món ăn này, dù ăn xong thì quý vị có thể lại thêm đói và thêm cồn cào ruột gan.
Dạy & Học số 9 hân hạnh được đem tới quý vị các bài viết xoay quanh chủ đề “Phong cách học”. Trong chuyên mục Học thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu: “Escape room - căn phòng bí ẩn” - một loại hình giải trí không chỉ đem lại những khoảng thời gian thư giãn, hồi hộp, mà còn có thể gắn kết với các mục tiêu học tập thế nào? Trẻ có thể phá bỏ các khuôn mẫu như thế nào, với các phong cách học tập khác nhau? Sự chuyển động trong lớp học được nhìn nhận ra sao? Trong cuộc sống, những hệ quả mà ta không lường trước được có thể ảnh hưởng tới quá trình học tập thế nào?Bên cạnh điểm nhấn là bài viết về “Mô hình Sư phạm 5E”, chuyên mục Dạy thế nào tiếp tục có sự góp mặt của một độc giả từ trường Đại học An Giang với bài viết về “Màu sắc - Sắc màu” trong chuyện dạy và học tiếng Anh, cũng như một gợi ý về cách tạo động lực cho các khoá học trực tuyến.Các nhà lãnh đạo giáo dục có thể sẽ thấy hứng thú với “Định hướng phát triển năng lực”, bài viết tóm lược phân tích của Katherin Casey (Tiến sĩ tại ĐH Harvard) về những chiến lược và ý tưởng lãnh đạo nhằm xây dựng một trường học chất lượng, bền vững, hướng tới phát triển năng lực cho học sinh và giáo viên.Đặc biệt, chuyên mục Góc nhìn số này có sự góp mặt của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đình Bưu, với sự nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ “Chăm lo việc học tập thường xuyên cho người lớn”.
Trong những năm gần đây, “Công dân toàn cầu” là một trong những chủ đề được bàn tán rộng nhưng chưa sâu. Chưa nói đến việc làm sao để có thể nuôi dưỡng những “Công dân toàn cầu”, ngay cả định nghĩa về nó cũng còn đang trong vòng tranh cãi. Thế nhưng, liệu chúng ta có cần một định nghĩa hay một hình mẫu về “Công dân toàn cầu” để rồi cứ thế rập khuôn cho các thế hệ học trò? Nếu quý vị cảm thấy điều đó là không cần thiết, mà chỉ cần có một “tâm thức toàn cầu”, thì Dạy & Học số này có thể bầu bạn cùng quý vị.Cụ thể, chuyên mục Học thế nào góp chút chất liệu với các bài viết “Làm thế nào để trở thành người tư duy toàn cầu?”, “Bên ngoài lớp học - Nơi những điều hoang dã đang diễn ra”, “Sự thay đổi bản chất của việc chơi”, và “Ứng dụng CNTT để cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh hiệu quả”. Trong khi đó, cách đánh giá một mô hình lớp học đảo ngược hiệu quả, cũng như tính chủ động của lớp học - những điều sẽ càng trở nên phổ biến, được đề cập trong mục Dạy thế nào.Cuối cùng, một bài tổng lược các nghiên cứu giáo dục trong năm 2018, cùng một thông điệp kiên định gửi tới các nhà lãnh đạo trường học khép lại Dạy & Học số này.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.