Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa mật độ xương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh viêm thận lupus ban đỏ hệ thống đã và đang điều trị corticoid kéo dài. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 83bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận lupus. Tất cả các bệnh nhân được đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân viêm thận lupus là 28,13 ± 9,21, tỷ lệ nam là 13,3%, nữ chiếm 86,7%. Thời gian điều trị steroid trung bình là 39,44 ± 43,74 tháng.Mật độ xương liên quan có ý nghĩa với thời gian sử dụng steroid và BMI. Mật độ xương tương quan nghịch, mức độ vừa với BMI và với thời gian sử dụng steroid, hệ số tương quan là -0,454, p< 0,001. Mật độ xương không liên quan với tuổi, tình trạng suy thận ở bệnh nhân viêm thận lupus có sử dụng steroid liều cao và dài ngày. Kết luận: Giảm mật độ xương liên quan đến thừa cân béo phì, sử dụng steroid dài ngày ở bệnh nhân viêm thận lupus.
Mục tiêu: Khảo sát mật độ xương bằng X-quang năng lượng kép (DEXA) ở người bệnh viêm thận lupus ban đỏ hệ thống đã và đang điều trị corticoid kéo dài. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 83bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận lupus. Tất cả các bệnh nhân được đo mật độ xương để đánh giá tình trạng thiếu xương, loãng xương bằng phương pháp DEXA. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân viêm thận lupus là 28,13 ± 9,21, tỷ lệ nam là 13,3%, nữ chiếm 86,7%. Thời gian điều trị steroid trung bình là 39,44 ± 43,74 tháng.Giá trị trung bình của mật độ xương tại cổ xương đùi là 0,72 ± 0,15 g/cm2; ở vùng chậu là 0,82 ± 0,17 g/cm2. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu xương chiếm 38,55%, loãng xương chiếm 8,44%. Kết luận: Giảm mật độ xương là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân viêm thận lupus.
Mục tiêu: Xác định nồng độ hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 156 đối tượng bao gồm 98 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTMT và 58 bệnh nhân không có BTMT. Tất cả các bệnh nhân được định lượng nồng độ hs-CRP huyết tương theo phương pháp đo độ đục phản ứng miễn dịch. Kết quả: Nồng độ hs-CRP huyết tương trung bình ở nhóm ĐTĐ có BTMT là 2,34 (1,31-3,96) mg/L, cao hơn nhóm không có BTMT là 1,7 (0,78-3,08) mg/L, p< 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có BTMT tăng hs-CRP là 17,3% cao hơn nhóm không có BTMT là 1,7%, p< 0,05. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có BTMT kèm RLLP máu; kiểm soát glucose máu kém; có biến chứng khác ngoài thận có nồng độ hs-CRP cao hơn nhóm không có đặc điểm trên, p< 0,05. Kết luận:Tổn thương thận ở người bệnh ĐTĐ típ 2 làm tăng nồng độ hs-CRP huyết tương.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm rối loạn dạ dày ruột theo bảng điểm Gastrointestinal Symptom Rating Scale-GSRSở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 80 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Tất cả các bệnh nhân điều được hỏi tình trạng rối loạn dạ dày ruột theo bảng điểm GSRS. Kết quả: Điểm GSRS trung bình là 8 (2,25 - 13), có 80% bệnh nhân xuất hiện ít nhất 01 triệu chứng dạ dày ruột. Nhóm bệnh nhân tuổi ≥ 60; lọc máu ≥ 10 năm có chỉ số GSRS trung bình cao hơn nhóm không có đặc điểm trên, p< 0,01. Có mối tương quan nghịch điểm GSRS với nồng độ hemoglobin và albumin máu, p< 0,01. Kết luận: Rối loạn dạ dày ruột là thường gặp và có liên quan đến tuổi cao, thời gian lọc máu dài và suy dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ.
Mục tiêu: Xác định nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 156 đối tượng bao gồm 98 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có BTMT và 58 bệnh nhân không có BTMT. Tất cả các bệnh nhân được định lượng nồng độacid uric huyết tươngtheo phương pháp enzyme. Kết quả: Nồng độ hs-CRP huyết tương trung bình ở nhóm ĐTĐ có BTMT là 423,55 (333,6 -524,35)µmol/L, cao hơn nhóm không có BTMT là 341,15(297,2 - 408,95)µmol/L, p< 0,001. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có BTMT tăng AU là 60,2% cao hơn nhóm không có BTMT là 29,3%, p< 0,001. Nhóm bệnh nhân ĐTĐ có BTMT tuổi từ 60 trở lên; bệnh thận mạn giai đoạn 3-5; có biến chứng khác ngoài thận có nồng độ AU cao hơn nhóm không có đặc điểm trên, p< 0,05. Kết luận: Tăng AU là thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh thận mạn.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.