Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng các vấn đề sức khoẻ có can thiệp phục hồi chức năng (PHCN) tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu, tỷ lệ các vấn đề sức khoẻ có can thiệp PHCN ở nhóm khuyết tật về vận động có tổng số ca được báo cáo nhiều nhất (khoảng 70%), đặc biệt là các vấn đề về cơ xương khớp là 16,705 ca, các vấn đề về cột sống là11,655 catheo thống kê trong năm 2020, chiếm tỷ lệ thấp nhất là các vấn đề sức khoẻ có can thiệp PHCN ở nhóm giảm cảm giác với 1,539 ca (2,6%) năm 2020.Mô hình bệnh tật các vấn đề sức khoẻ có can thiệp PHCN ngày càng thay đổi và đa dạng hơn qua các năm, trong đó các vấn đề về cơ xương khớp và tự kỉ ở trẻ em có xu hướng ngày càng giảm,các vấn đề về cột sống và tai biến mạch máu não ngày càng tăng. Vì vậy, việc hiểu rõ mô hình các vấn đề sức khoẻ có can thiệp PHCN là cần thiết để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, can thiệp PHCN cũng như định hướng đào tạo chuyên ngành PHCN trong tương lai.
Bài viết này được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm bệnh nhân tham gia điều trị bằng thuốc thay thế tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam vào năm 2019 bao gồm: Điện Biên, Sơn La và Lai Châu. Thông tin nghiên cứu được lấy thông qua phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp tại các cơ sở cấp phát thuốc. Kết quả cho thấy bệnh nhân tham gia điều trị tại 3 tỉnh chủ yếu là nam giới độ tuổi lao động. 70% đối tượng là người thuộc các dân tộc thiểu số như Thái, La Hủ, Mông,... 25.5% bệnh nhân chưa từng được đi học hoặc không biết chữ. Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng (48.8%). Heroin và thuốc phiện là hai chất được sử dụng nhiều nhất. Bệnh nhân sử dụng heroin có độ tuổi trung bình là 26.21 tuổi. Hành vi sử dụng chất trong 3 tháng trước điều trị chủ yếu là hút và tiêm truyền tĩnh mạch. Có tổng cộng 26 bệnh nhân nhiễm HIV trên tổng số 404 người đang điều trị.
Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình nhân lực chuyên ngành phục hồi chức năng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện chuyên ngành phục hồi chức năng tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện và các bác sĩ hiện đang công tác tại các bệnh viện. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu có tổng cộng 200 bác sĩ công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng và 344 kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ phần lớn là bác sĩ Y học cổ truyền (47%) và bác sĩ định hướng chuyên ngành phục hồi chức năng (25%). Phân bố nhân lực bác sĩ giữa các vùng sinh thái không đồng đều, trong đó đông nhất là ở các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%), Trung du và Miền núi phía Bắc (25%). Trong khi đó, gần một nửa số kỹ thuật viên phục hồi chức năng tập trung tại vùng Duyên hải và Nam Trung Bộ (42,2%). Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra gần 70% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu, riêng chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu thấp nhất chỉ có 7,3%. Việc đào tạo nhân lực đúng chuyên ngành trong lĩnh vực phục hồi chức năng gồm bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đồng đều theo các khu vực cũng như đáp ứng về mặt số lượng là rất cần thiết để phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng trong tương lai.
Nghiên cứu có thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo của bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng tại 27 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và chuyên khoa tại các vùng sinh thái năm 2020 - 2021. Tổng số 205 bác sĩ tham gia nghiên cứu với số năm công tác trung bình là 8,53 năm, 6,35% bác sĩ có trình độ Tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa II, 21,95% bác sĩ chuyên khoa I, còn lại là bác sĩ nội trú, thạc sĩ và bác sĩ định hướng chuyên khoa. Có 80% cán bộ mong muốn được tiếp tục đào tạo thông qua các hình thức khác nhau trong đó đào tạo cập nhật kiến thức y tế liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất (89,3 %); đặc biệt các bác sĩ mong muốn chương trình đào tạo nên bám sát chuẩn năng lực bác sĩ chuyên khoa; chương trình cần phải bám sát cơ cấu bệnh tật của từng vùng và từng tuyến. Nhìn chung các bác sĩ công tác trong chuyên ngành phục hồi chức năng cho rằng năng lực chuyên môn hiện tại đáp ứng một phần hoặc đầy đủ yêu cầu công việc (86,3%), còn 13,7% cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhu cầu đào tạo hiện nay là rất lớn đặc biệt nội dung đào tạo cần bám sát chuẩn năng lực bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.