Tóm tắt: Giám sát của cộng đồng có vai trò quan trọng trong thực hiện các đầu tư công để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác giám sát của cộng đồng ở các địa phương còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng sự tham gia của người dân, cộng đồng trong giám sát đầu tư công để xây dựng nông thôn mới và các yếu tố hạn chế sự tham gia này. Nghiên cứu đã khảo sát tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận của người dân đối với các thông tin pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng còn rất hạn chế, do đó người dân thiếu kiến thức về các qui định pháp luật này. Người dân đã tham gia thực hiện các nội dung cơ bản của giám sát đầu tư theo luật định, nhưng mức độ tham gia trong hầu hết các nội dung này còn rất thấp. Các yếu tố hạn chế sự tham gia bao gồm: qui định pháp lý chưa rõ ràng, hiểu biết và nhận thức của người dân hạn chế, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng giám sát, thiếu sự quan tâm của chính quyền và thiếu kinh phí hỗ trợ cho giám sát.Từ khóa: đầu tư công, giám sát, sự tham gia, xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu tiến hành tại 41 xã của 10 huyện miền núi thuộc 3 tỉnh Quảng Nam,Thừa Thiên Huế, Quảng Trị cho thấy, lợn Cỏ còn lại với số lượng rất ít (1513/5940 con lợncác loại, chiếm 25,47%), trong đó Quảng Nam 38,97%, Quảng Trị 23,55%, Thừa ThiênHuế 11,64% so với số lợn hiện đang nuôi. Chỉ còn 8/41 xã điều tra (19,5%) có tỷ lệ lợn Cỏ>= 50%. Phần lớn lợn Cỏ có màu lông đen, lợn Cỏ màu lông lang (đen-trắng) chỉ có ở 3huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam. Địa bàn phân bố lợn Cỏngày càng thu hẹp. Sư phân bố lợn Cỏ phụ thuộc vào địa hình, sự phát triển hạ tầng giaothông, tập quán ở mỗi vùng, giá bán lợn Cỏ… Vì vậy, cần thiết phải có chính sách phù hợpnhằm bảo tồn và phát triển lợn Cỏ miền núi Trung Trung bộ.Từ khóa: lợn Cỏ, bản đồ phân bố, miền núi trung trung bộ.
Nghiên cứu nhằm phân tích quy mô, cơ cấu đàn, phương thức chăn nuôi, năng suất, tình hình tiêu thụ bò và các khó khăn của nông hộ chăn nuôi bò lai ở vùng đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 160 hộ chăn nuôi bò tại 4 xã thuộc 4 huyện vùng đồng bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi bò lai nông hộ quy mô nhỏ vẫn là phổ biến với 93,8% số hộ có quy mô dưới 10 con/hộ. Quy mô chăn nuôi bò lai trung bình năm 2020 là 5,2 con/hộ. Bò lai sinh sản của nông hộ chủ yếu lai Brahman chiếm 60,9% tổng đàn bò sinh sản. Khoảng cách lứa đẻ trung bình của bò cái lai là 388,6 ngày. Bò lai chuyên thịt nuôi trong nông hộ chủ yếu là giống lai BBB và lai Charolais chiếm tỷ lệ lần lượt là 64,2% và 16,2% tổng số bò thịt của hộ. Khối lượng bò thịt xuất bán trung bình đạt 420 kg ở độ tuổi bò thịt bình quân là 18,4 tháng. Bò thịt và bê con được tiêu thụ trong tỉnh thông qua các thương lái và lò mổ địa phương là chủ yếu. Thiếu thông tin thị trường, kỹ năng định giá bán bò kém, kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, thiếu nguồn thức ăn cho bò vào mùa mưa và dịch bệnh trên đàn bò là những khó khăn phổ biến của nông hộ chăn nuôi bò lai vùng đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.