Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ởtrẻ sơ sinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2020. Nghiên cứu mô tả hồi cứu 260 trường hợp trẻ sơ sinh VPCĐ có kết quả cấy dịch tỵ hầu mọc vi khuẩn gây bệnh tại bệnh việnTrẻ em Hải Phòng từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Trong các loại tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Gram dương chiếm đa số (67,3%). Các vi khuẩn thường gặp nhất là S. aureus (60,4%), H. influenzae (12,3%), M. catarrhalis (7,7%) và S. pneumoniae (6,5%). Đa số các chủng S. aureus còn nhạy cảm với một số loại kháng sinh như amikacin (99,4%), vancomycin (96,8%), ciprofloxacin (82,7%) nhưng đã kháng lại các kháng sinh như penicillin (96,1%) và amoxicillin/acid clavulanic (80,8%). Đa số các chủng H. influenzae còn nhạy cảm với meropenem (93,8%), vancomycin (93,8%) và các cephalosporin thế hệ 3 và kháng lại cotrimoxazol (80%), ampicilin/sulbactam (96,9%) và azithromycin (71%). Có 6,5% số ca bệnh nặng cần chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. VPCĐ ở trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực để giảm tỉ lệ điều trị thất bại và giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.
Mục tiêu. Nghiên cứu nhằm xác định yếu tố liên quan giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện An Lão, năm 2016. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng gồm 406 cặp bà mẹ/trẻ. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả. Trên mô hình phân tích đa biến các yếu tố liên quan với thiếu hụt vitamin D gồm trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (OR=2,65), trẻ đẻ dưới 37 tuần (OR=1,74) và kinh tế mẹ nghèo hay dưới trung bình (OR=2,27). Kết luận. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp và thiếu hụt vitamin D có mối liên quan chặt chẽ và độc lập với nhau. Cần có bổ sung thiếu hụt vitamin D để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi
Mục tiêu. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện nồng độ vitamin D và tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp bằng bổ sung vitamin D liều 500 IU hàng ngày trong thời gian 1 năm. Đối tượng và phương pháp. Đối tượng gồm 164 trẻ chia thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng mỗi nhóm 82 đối tượng. Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng, đánh giá trước sau có đối chứng. Kết quả và kết luận. Sau can thiệp nồng độ vitamin D trung bình của nhóm can thiệp tăng thêm 5,54 ng/ml so với của nhóm chứng là 1,38ng/ml, nồng độ vitamin D trung bình tăng thêm là 4,16ng/ml. Can thiệp vitamin D đã làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm can thiệp được 37,2% so với nhóm chứng là 20,7%, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp của nhóm can thiệp giảm hơn nhóm chứng là 22,7%.
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kiến thức, thực hành về phòng chống đuối nước cho trẻ em dưới 15 tuổi của cha mẹ/người chăm sóc trẻ và cán bộ y tế cơ sở tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2015. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 4467 đối tượng là cha mẹ hoặc người chăm sóc chính cho trẻ dưới 15 tuổi và 146 cán bộ y tế cơ sở tại huyện Tuy Phước. Thông tin được thu thập qua phỏng vấn định lượng theo bộ câu hỏi cấu trúc. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm spss 20.0. Kết quả cho thấy có 52,6% phụ huynh nhận thức rằng ao hồ, sông suối là những địa điểm dễ xảy ra đuối nước nhất; 15,8% phụ huynh có kiến thức đúng về xử trí khi gặp trẻ đuối nước; kiến thức về phòng ngừa đuối nước đạt dưới 50%; Tỷ lệ có thực hành đúng về ngăn ngừa trẻ tiếp xúc môi trường nguy cơ đuối nước là 44,7%. Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa đuối nước ở trẻ là 42,5%; kiến thức đúng về cấp cứu đuối nước là 84,9% và 67,8% đã từng cấp cứu trẻ đuối nước. Cần có chương trình can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành của cộng đồng về phòng ngừa đuối nước ở trẻ em.
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2020 và nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân nói trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có sử dụng số liệu hồi cứu của 54 trường hợp trẻ bị sốc phản vệ lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả: Triệu chứng chủ yếu của SPV: triệu chứng tim mạch, thần kinh, da; các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa gặp với tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ trẻ có toan hóa máu khi sốc là 50% và tăng lactate là 75,9%. 100% bệnh nhi được dùng adrenalin tiêm bắp liều đầu tiên. Solumedrol, dimedrol là các thuốc được sử dụng đồng thời với adrenalin nhiều nhất. Tỉ lệ trẻ tái sốc thấp (1,9%). Hầu hết bệnh nhân đều hết triệu chứng (87,0%), có 13,0% trẻ diễn biến nặng hơn hoặc không cải thiện phải chuyển tuyến. Kết luận: Phát hiện sớm và điều trị sốc phản vệ là yếu tố quyết định và tiên lượng bệnh. Điều trị chính là tiêm bắp adrenalin càng sớm càng tốt, dự phòng tái tiếp xúc với dị nguyên gây ra sốc phản vệ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.