Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung trong điều trị glôcôm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân glôcôm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: bệnh nhân glôcôm nhãn áp không điều chỉnh với số thuốc hạ nhãn áp tối đa (4 thuốc), bệnh nhân đã điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật tăng thoát lưu thủy dịch ≥ 1 lần nhưng thất bại hoặc hình thái glôcôm khó điều trị có nguy cơ thất bại cao nếu phẫu thuật. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau đợt laser đầu tiên. Những bệnh nhân không đạt được nhãn áp mong muốn có thể xem xét laser bổ sung đợt hai ít nhất 1 tháng sau đợt đầu tiên. Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: 26 mắt của 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 50,2 ± 25,7 được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán glôcôm tân mạch chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (38,5%). Nhãn áp trung bình trước điều trị là 37,7 ± 10,5 mmHg giảm xuống còn 20,6 ± 8,2 mmHg sau 3 tháng (giảm 45,4%), số thuốc hạ nhãn áp trung bình trước điều trị là 2,78 giảm xuống còn 1,33. Trung bình mỗi bệnh nhân được thực hiện 1,23 đợt laser. Tỉ lệ thành công tại thời điểm 3 tháng sau đợt laser đầu tiên là 61,5%. Không ghi nhận biến chứng trầm trọng nào sau điều trị. Kết luận: Quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung là một phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và có hiệu quả trong điều trị glôcôm.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả khúc xạ sau phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng điều trị những bệnh nhân bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh, áp dụng công thức Barrett Universal II tính công suất thể thủy tinh nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu đánh giá 45 mắt bị bệnh Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm theo đục thể thủy tinh trải qua phẫu thuật Phaco-IOL áp dụng công thức Barrett Universal II vào việc tính công suất thể thủy tinh nhân tạo kết hợp mở góc tiền phòng. Kết quả khúc xạ sau mổ được đánh giá tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật thông qua 2 chỉ số: Khúc xạ tương đương cầu và sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) sau phẫu thuật. Kết quả: Tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, khúc xạ tương đương cầu từ +0,50 → -0,50D đạt được ở 29 mắt (64,4%). Có 40/45 mắt trong nhóm nghiên cứu có khúc xạ trong khoảng ±1D, đạt 89%. Sai số khúc xạ trung bình tuyệt đối (MAE) là: 0,46 ± 0,54D. Kết luận: Kết quả khúc xạ khá tốt đạt được ở hầu hết các mắt bị Glôcôm góc đóng nguyên phát kèm đục thể thủy tinh được phẫu thuật Phaco/IOL kết hợp mở góc tiền phòng áp dụng công thức Barrett Universal II.
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 41 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè, thời gian theo dõi 1 năm. Kết quả: 41 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ tai biến trong mổ thấp (3/41 - 7,31%) chủ yếu là xuất huyết tiền phòng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 31,71% tuy nhiên thường nhẹ không để lại di chứng. Nhóm mắt glôcôm trên bệnh nhân nữ, lớn tuổi, cơn cấp kéo dài, tiền phòng nông có nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn nhóm còn lại (p<0,001). Biến chứng sau mổ làm giảm chất lượng kiểm soát nhãn áp sau mổ (p=0,02). Kết luận: Phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè tương đối an toàn trong điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật cắt mống mắt chu biên (MMCB) kết hợp tạo hình chân mống mắt bằng laser Argon (LIP) trong điều trị glôcôm góc đóng cấp không kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 39 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 01/2018 đến 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt MMCB + ALPI, thời gian theo dõi ít nhất 1 năm. Kết quả: 39 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ nhất định tai biến, và biến chứng xảy ra. Tỷ lệ tai biến 43,58 % gồm xuất huyết tiền phòng (XHTP) 25,81%, bỏng giác mạc 17,94% các tai biến đều được xử lý ổn định ngay trong mổ, hoặc điều trị bằng nội khoa sau thủ thuật laser. Biến chứng sớm (<2 tuần) là 41,03% bao gồm kẹt mống mắt mép mổ 5,13%, tiền phòng nông 7,69%, tăng nhãn áp 7,69%, viêm màng bồ đào trước 20,51%. Biến chứng muộn (>2 tuần) chỉ còn 2,56%. Nhãn áp tăng cao trên 35 mmHg trước mổ có tỷ lệ XHTP sau mổ cao hơn (<0,001, test Chi square), viêm MBĐ cao hơn (0,04, test Chi square) so với nhóm nhãn áp thấp dưới 35mmHg trước mổ. Thời gian bị bệnh (thời gian nhãn áp cao không điều chỉnh) kéo dài trên 3 ngày cũng làm tăng nguy cơ viêm MBĐ (0,02, test Chi square), so với nhóm kéo dài dưới 3 ngày. Độ sâu tiền phòng thấp dưới 1,5mm làm tăng tỷ lệ bỏng giác mạc chu biên khi tiến hành laser tạo hình mống mắt chu biên (0,02, test Chi square) so với nhóm có độ sâu tiền phòng từ trên 1,5mm. Các tai biến, biến chứng hầu hết được kiểm soát tốt bằng các điều trị bổ sung, không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật sau 12 tháng. Kết luận: Phẫu thuật mống mắt chu biên phối hợp laser tạo hình mống mắt chu biên khá an toàn, mặc dù có một tỷ lệ tai biến, biến chứng nhất định nhưng ở mức độ nhẹ, có thể can thiệp dễ dàng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật phaco phối hợp tách dính góc tiền phòng điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 45 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật phaco phối hợp cắt bè, thời gian theo dõi 1 năm. Kết quả: 45 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ tai biến trong mổ thấp (5/45 - 11,11%) duy nhất xuất huyết tiền phòng. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 12/45 mắt (chiếm 26,67%) tuy nhiên thường nhẹ không để lại di chứng. Tỷ lệ viêm màng bồ đào trước xảy ra nhiều hơn trên nhóm có nhãn áp tăng cao trên 40mmHg (p<0,001, test Chi-square). Phù giác mạc xảy ra nhiều hơn trên nhóm độ sâu tiền phòng thấp hơn (p=0,02, test Chi-square), thời gian tiến triển bệnh dài (p=0,04, test Chi-square). Giãn đồng tử cũng xảy ra không hồi phục nhiều hơn trên nhóm bệnh nhân có tăng nhãn áp trên 40mmHg (p<0,001, test Chi-square). Kết luận: Phẫu thuật phaco phối hợp tách dính góc tiền phòng tương đối an toàn trong điều trị glôcôm góc đóng cấp kèm đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.