Khả năng phục hồi (KNPH) trong học tập của một cá nhân là khả năng vượt qua được những nghịch cảnh gây cản trở việc học của cá nhân đó và đạt được những kết quả học tập tốt hơn mong đợi. Bài viết tổng hợp ba cách tiếp cận khi nghiên cứu KNPH trong học tập trên thế giới: (1) tiếp cận dựa trên kết quả; (2) tiếp cận dựa trên hiện tượng tương đối ổn định; và (3) tiếp cận dựa trên quá trình có bối cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, dựa trên cách tiếp cận tối ưu nhất, cách tiếp cận dựa trên quá trình có bối cảnh cụ thể, bài viết cũng xác lập khái niệm KNPH trong học tập là “quá trình cá nhân thích ứng với các yếu tố hoặc sự kiện mà cá nhân đánh giá là tác nhân gây căng thẳng có khả năng cản trở và làm giảm chất lượng hoạt động học của mình, bằng cách thay đổi nhận thức, cảm xúc – thái độ, và hành vi theo hướng tích cực nhằm tăng cường các nguồn lực cá nhân và bảo vệ cá nhân trước những ảnh hưởng tiêu cực có thể có đến từ tác nhân gây căng thẳng đó”. Bài viết cũng nêu rõ ba biểu hiện của KNPH trong học tập là: (1) nhận thức tích cực; (2) cảm xúc – thái độ tích cực; và (3) hành động ý chí.
Bài viết giới thiệu về máy đo điện não đồ (EEG) và các bước tiến hành một thí nghiệm đo điện não đồ. Các tính năng cũng như kết cấu kĩ thuật của máy được trình bày một cách chi tiết. Thông qua 9 bước thực hiện một thí nghiệm, có thể đưa ra định hướng một cách rõ ràng để người đọc tham khảo và thiết kế một thí nghiệm tương ứng. Các bước bảo trì máy sau khi hoàn thành thí nghiệm cũng được đề cập trong bài viết này để cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát và ứng dụng khi sử dụng máy EEG thực hiện thí nghiệm. Như vậy, nền tảng ban đầu về việc tiến hành thí nghiệm, hoặc thực nghiệm các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học thần kinh đang bắt đầu được quan tâm, đầu tư và phát triển tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, các chương trình chăm sóc tinh thần (CSTT) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã và đang được triển khai mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Tiếp nối thành quả của các chương trình, dự án CSTT trong bối cảnh dịch COVID-19 đi trước, cũng như định hướng và phát triển chuyên biệt lĩnh vực CSTT cho sinh viên (SV) tại các trường đại học, cao đẳng, bài báo đề xuất các giải pháp tham vấn tâm lí (TVTL) và chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) dưới góc nhìn quản trị trường học cho SV sau dịch COVID-19 với 3 nhóm giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng của TVTL và chăm sóc SKTT, (2) Sử dụng nguồn nhân lực nhằm phát triển công tác TVTL và chăm sóc SKTT cho SV, (3) Tổ chức hoạt động nhằm phát triển công tác TVTL và chăm sóc SKTT cho SV. Đây là hành động chiến lược cho các kế hoạch phục hồi và phát triển con người, thể hiện quan điểm nhân văn.
Bài viết đề cập hoạt động tư vấn của cố vấn học tập (CVHT) và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn của CVHT Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tự đánh giá của CVHT về hiểu biết với các quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ là đầy đủ. Việc tư vấn các vấn đề liên quan đến học tập và tư vấn nghề nghiệp trong tương lai được CVHT cho là cần thiết hàng đầu. Phương thức chủ yếu để hình thành kĩ năng tư vấn của CVHT là thông qua tự rèn luyện. Số lượng sinh viên (SV)/ lớp mà mỗi CVHT phụ trách còn chênh lệch đáng kể. Về chế độ chính sách, các CVHT có đánh giá ít hài lòng và không hài lòng. Bài viết cũng đề xuất 5 biện pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng tư vấn của CVHT.
Bài viết đề cập nhu cầu tin trên hệ thống thư viện (TV) điện tử của sinh vi ên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Nhu cầu tin được biểu hiện qua năm mặt cơ bản: nhu cầu về việc sử dụng thông tin; nhu cầu về nguồn thông tin; nhu cầu về dạng thông; nhu cầu về ngôn ngữ của thông tin và nhu cầu về việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên (SV) đều có nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử với tổng ba mức từ khá mong muốn đến rất mong muốn, chiếm 90,78% trên toàn mẫu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.