Tại Việt Nam, các chương trình chăm sóc tinh thần (CSTT) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã và đang được triển khai mạnh mẽ, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Tiếp nối thành quả của các chương trình, dự án CSTT trong bối cảnh dịch COVID-19 đi trước, cũng như định hướng và phát triển chuyên biệt lĩnh vực CSTT cho sinh viên (SV) tại các trường đại học, cao đẳng, bài báo đề xuất các giải pháp tham vấn tâm lí (TVTL) và chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) dưới góc nhìn quản trị trường học cho SV sau dịch COVID-19 với 3 nhóm giải pháp: (1) Nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng của TVTL và chăm sóc SKTT, (2) Sử dụng nguồn nhân lực nhằm phát triển công tác TVTL và chăm sóc SKTT cho SV, (3) Tổ chức hoạt động nhằm phát triển công tác TVTL và chăm sóc SKTT cho SV. Đây là hành động chiến lược cho các kế hoạch phục hồi và phát triển con người, thể hiện quan điểm nhân văn.
Bài viết đề cập nhu cầu tin trên hệ thống thư viện (TV) điện tử của sinh vi ên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Nhu cầu tin được biểu hiện qua năm mặt cơ bản: nhu cầu về việc sử dụng thông tin; nhu cầu về nguồn thông tin; nhu cầu về dạng thông; nhu cầu về ngôn ngữ của thông tin và nhu cầu về việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên (SV) đều có nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử với tổng ba mức từ khá mong muốn đến rất mong muốn, chiếm 90,78% trên toàn mẫu.
Mục tiêu: Xác định tần suất và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên 615 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) điều trị tại Phòng khám lão khoa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Xác định tần suất té ngã và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 615 bệnh nhân ngoại trú, tuổi 73,3 ± 6,9; nữ giới: 62,8%. Tỷ lệ té ngã là 23,1% , trong đó có 16,6% ngã một lần và 6,5% ngã từ hai lần trở lên trong tổng số các vụ ngã. Các yếu tố liên quan đáng kể đến té ngã bao gồm: Sợ té ngã (OR = 2,82, Cl 95%: 1,73-4,58, p<0,001), phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản (OR = 2,65; Cl 95%: 1,18-5,95, p=0,018), phụ thuộc hoạt động chức năng sinh hoạt (OR = 2,35, Cl 95%: 1,11-4,97, p=0,026), rối loạn giấc ngủ (OR = 1,91, Cl 95%: 1,08-3,38; p=0,027), thoái hóa khớp (OR = 1,60, Cl 95%: 1,04-2,47, p=0,033) và thể trạng gầy (OR =1,93, Cl 95%: 1,01-3,73, p=0,049). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi, tần suất té ngã là 23,1%, ngã đơn 16,6%, ngã tái diễn 6,5%. Các yếu tố liên quan đến té ngã bao gồm: Sợ té ngã, phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản, phụ thuộc hoạt động chức năng sinh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa khớp và thể trạng gầy.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tồn tại lỗ bầu dục trên siêu âm tim qua thực quản ở các bệnh nhân nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp cắt ngang trên các bệnh nhân nhồi máu não cấp được thực hiện siêu âm tim qua thực quản tại Bệnh viện Thống Nhất từ 6/2019 đến 02/2022. Kết quả: Có tổng cộng 400 bệnh nhân nhồi máu não cấp thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 65,9 ± 12,1 tuổi, trong đó có 286 bệnh nhân (71,5%) ≥ 60 tuổi và có 247 bệnh nhân (61,8%) nam giới. Tỷ lệ tồn tại lỗ bầu dục trong nghiên cứu là 27 bệnh nhân (6,7%). Không có sự khác biệt về các đặc điểm tuổi, giới tính, bệnh lý nội khoa, đặc điểm siêu âm tim qua thành ngực và thực quản, đặc điểm tổn thương trên cộng hưởng từ sọ não giữa hai nhóm tồn tại lỗ bầu dục và không tồn tại lỗ bầu dục. Kết luận: Chúng tôi ghi nhận có 6,7% bệnh nhân nhồi máu não cấp tồn tại lỗ bầu dục được phát hiện trên siêu âm tim qua thực quản.
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ, đặc điểm của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 và đặc điểm lão khoa ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú đã nhiễm COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 05/2022 đến 07/2022, nghiên cứu cắt ngang này thu nhận 316 bệnh nhân (tuổi ≥ 60, tuổi trung bình: 66,8 ± 6,3, nam giới: 26,6%) đến khám tại phòng khám hậu COVID-19 - Bệnh viện Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các đặc điểm dịch tễ, bệnh đồng mắc, vấn đề lão khoa và tình trạng hậu nhiễm COVID-19. Kết quả: Có 276/316 bệnh nhân (87,3%) có bất kỳ tình trạng hậu nhiễm COVID-19, bao gồm mệt mỏi (65,5%), rối loạn tập trung (10,1%), đau đầu (31,0%), rụng tóc (4,1%), khó thở (17,7%), yếu cơ chi dưới (20,9%) và giảm hoạt động thể lực (26,6%). Trong đánh giá lão khoa, tỉ lệ giới hạn ADL, giới hạn IADL, trầm cảm, suy yếu, giảm chất lượng giấc ngủ, sợ té ngã lần lượt là 1,9%, 13,6%, 22,2%, 11,4%, 64,2% và 43,0%. Tăng huyết áp, đái tháo đường và thoái hóa khớp là 3 bệnh thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỉ lệ đáng kể của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú và mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.