Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ và thực trạng sử dụng thuốc rticosteroid ở bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. (2) Mô tả kiến thức về thuốc corticosteroid của các đối tượng trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 59 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh gút theo tiêu chuẩn chẩn đoán Bennett – Wood năm 1968, điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 07/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc corticosteroid ở bệnh nhân gút là 62,7% trong đó chỉ có 27,1% bệnh nhân dùng thuốc corticosteroid do bác sỹ kê đơn, 21,6% bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc corticosteroid mà không có tư vấn của nhân viên y tế và 37,8% bệnh nhân đã từng tự ý tăng liều thuốc corticosteroid. Tác dụng không mong muốn thường gặp là suy thượng thận do thuốc (78,4%), loãng xương (72,9%), tăng huyết áp (54,1%). Về kiến thức, có 70,3% bệnh nhân không bao giờ chủ động tìm hiểu về thuốc, tỷ lệ bệnh nhân biết tác dụng điều trị của thuốc corticosteroid và tác dụng không mong muốn của thuốc corticosteroid là 62,2% và 45,9%. Tỷ lệ bệnh nhân được nhân viên y tế tư vấn về thuốc corticosteroid chỉ chiếm 62,2%. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng corticosteroid ở bệnh nhân gút cao tuy nhiên mức độ hiểu biết của bệnh nhân gút về thuốc corticosteroid ở mức trung bình. Nhân viên y tế, đặc biệt là bác sỹ điều trị, cần tích cực tư vấn, giáo dục bệnh nhân về bệnh cũng như thuốc điều trị để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
Bài báo chỉ ra các kết quả nghiên cứu tính chất đặc trưng và khả năng phát quang của vật liệu nano BaMoO4 pha tạp ion Eu3+ (BME). Vật liệu BME (pha tạp 0,1 đến 9,0 mol% Eu3+) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt. Kết quả nghiên cứu cấu trúc thông qua giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy, vật liệu BME kết tinh dạng tinh thể đơn phaphù hợp với cấu trúc tứ giác của BaMoO4 (theo thẻ chuẩn JCPDS 00-029-0193). Các nhóm liên kết đặc trưng Eu-O, Mo-O và MoO42- được khẳng định bằng phổ Raman đã chứng minh sự pha tạp thành công ion Eu3+ vào mạng nền.Ảnh hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FE-SEM) cho thấy, vật liệu BME có kích thước hạt nano tương đối đồng đều, đường kính trong khoảng 19,57 nm đến 39,62 nm. Phổ huỳnh quang cho thấy, các vật liệu BME có khả năng phát quang màu đỏ với cường độ lớn tại khoảng bước sóng 616 nm tương ứng với chuyển tiếp 5D0 → 7F2. Vớinhững tính chất ưu việt về hình thái, cấu trúc và là nguồn phát ra ánh sáng đỏ, vật liệu nano BMEcó tiềm năng ứng dụng trong chế tạo đèn Led ánh sáng trắng, ấm, tiêu hao ít năng lượng.
Viêm đa sụn tái diễn (Relapsing Polychondritis - RP) là bệnh lý tự miễn gây tổn thương cấu trúc sụn và nhiều cơ quan, để lại di chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên đây là bệnh hiếm gặp, triệu chứng khởi phát có thể không điển hình, do đó khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả hai trường hợp viêm đa sụn tái diễn, nêu các đặc điểm chẩn đoán, giúp hướng tới chẩn đoán sớm bệnh, trình bày một số phương pháp điều trị bệnh. Phương pháp nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh viêm đa sụn tái diễn điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai bệnh nhân này đều có triệu chứng khởi phát là viêm sụn vành tai và sụn mũi chưa được chẩn đoán, sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, viêm khớp và được nhập viện. Hai trường hợp này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn McAdam năm 1976 và đáp ứng với điều trị. Kết luận: chẩn đoán sớm và điều trị viêm đa sụn tái diễn bằng thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch đóng vai trò quan trọng để dự phòng biến chứng của bệnh.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 798 nam giới từ 18 tuổi trở lên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu không triệu chứng là 41,4%, nồng độ acid uric máu trung bình là 405,2 ± 81,2 µmol/l (cao nhất là 820 µmol/l ), hay gặp nhất ở nhóm từ 40 đến 59 tuổi (chiếm 48,3%). Uống rượu bia, tăng huyết áp, thừa cân/ béo phì, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu (p < 0,05). Có mối tương quan đồng biến giữa nồng độ acid uric máu với nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid máu (p < 0,05). Tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở những người có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và có sử dụng rượu bia.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.