Nội dung bài báo này trình bày kết quả về việc triển khai xây dựng mô hình thực hành điều khiển tập trung với vào/ra phân tán trên nền PLC S7.1500 cho sinh viên chuyên ngành Tự động hóa. Bộ điều khiển trung tâm PLC và thiết bị thu thập dữ liệu từ xa (Remote I/O) trong mô hình được thiết kế dựa trên cấu trúc mô đun cho phép thực hiện mềm dẻo các bài toán khác nhau mà không gây nên những biến đổi quá lớn về cấu trúc phần cứng của hệ thống. Khả năng mở rộng hệ thống linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nội dung thực hành cho các học phần khác nhau trong chương trình đào tạo, cũng như làm nền tảng triển khai các nghiên cứu tiếp theo. Hiện tại dựa trên mô hình phần cứng đã xây dựng được 09 bài thực hành đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức và kỹ năng về đấu nối, lập trình, điều khiển, giám sát và vận hành hệ thống điều khiển có yếu tố phân tán. Kết quả chạy thực nghiệm trên mô hình cho thấy hệ thống hoạt động tốt, vấn đề thu thập, xử lý dữ liệu và truyền thông giữa bộ điều khiển PLC - ET200SP – hệ thống đèn LED trên board trạng thái được thực hiện nhanh và chính xác.
Biểu cảm khuôn mặt là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ, đây là phương tiện chính để truyền đạt thông tin giữa con người. Trong chương trình thực tại ảo hoặc trò chơi, một nhân vật 3D hấp dẫn cần có khả năng diễn xuất và thể hiện biểu cảm một cách rõ ràng, mạch lạc. Các nghiên cứu về diễn hoạt chỉ ra rằng nhân vật cần biểu diễn tối thiểu được sáu cảm xúc cơ bản: hạnh phúc, buồn, sợ hãi, chán ghét, tức giận, ngạc nhiên. Tuy nhiên, việc tạo diễn hoạt biểu cảm cho nhân vật ảo tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự sáng tạo cao. Với mục tiêu tạo diễn hoạt biểu cảm kết hợp với đồng bộ môi một cách tự động cho nhân vật 3D theo ngữ nghĩa câu tiếng Việt, bài báo dựa trên các trọng số blendshape của mô hình mặt 3D. Văn bản đầu vào sau khi dự đoán cảm xúc sẽ được chuyển đến bộ đồng bộ môi và tạo cảm xúc để thực hiện diễn hoạt mặt 3D. Kết quả thực nghiệm với 200 câu tiếng Việt được phân loại quan điểm tự động theo sáu cảm xúc khác nhau. Sau đó, tiến hành cuộc khảo sát để dự đoán biểu cảm mặt của nhân vật 3D. Người tham gia khảo sát được yêu cầu nhận biết cảm xúc khuôn mặt ảo 3D được tạo ra theo từng câu văn bản đầu vào. Kết quả khảo sát cho thấy, tức giận là cảm xúc dễ nhận biết nhất, hạnh phúc và vui mừng dễ bị nhầm lẫn.
Hệ thống tự động hóa tòa nhà (Building Automation System - BAS) hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống tòa nhà cao tầng hiện đại. Mục tiêu chính của hệ BAS là giám sát và điều khiển tất cả các hệ thống trong tòa nhà thông minh bằng một hệ điều khiển duy nhất để tối ưu hiệu suất thực tế. Trong đó hệ điều hòa thông gió (HVAC) là một trong những hệ quan trọng nhất trong hệ BAS. Nội dung bài báo trình bày về kết quả sử dụng phần mềm Andover Continuum của hãng Schneider Electric vào việc lập trình điều khiển và thiết kế giao diện giám sát hệ thống điều hòa thông gió HVAC ứng dụng trong tòa nhà PVI (Hà Nội). Thông qua việc phân tích đối tượng chúng tôi đã đưa ra thuật toán điều khiển; xây dựng được mô hình hàm truyền điều khiển lưu lượng và áp suất bơm nước lạnh theo cấu trúc 2 mạch vòng điều chỉnh. Dựa trên phương pháp nghiên cứu mô phỏng kết hợp thực nghiệm hệ thống cho thấy các thông số điều khiển bám sát giá trị đặt với sai số nằm trong giới hạn cho phép (sai lệch nhiệt độ dưới 0,3°C và áp suất dưới 0,65%). Các thông số hệ HVAC được giám sát một cách trực tiếp, đầy đủ và chặt chẽ.
Hệ thống diễn hoạt khuôn mặt tự động theo tiếng nói góp phần giảm thời gian và công sức cho các nhà diễn hoạt nhân vật trong xây dựng phim hoạt hình, hệ thống đồ họa mô phỏng và thực tại ảo. Dựa trên những nghiên cứu về các kỹ thuật diễn hoạt đã có và các đặc trưng riêng biệt trong phát âm tiếng Việt, chúng tôi xây dựng bộ dịch hoạt Việt là cơ sở cho diễn hoạt tự động khuôn mặt. Kỹ thuật này cho phép chuyển đổi văn bản tiếng Việt thành các chuyển động nói trên khuôn mặt ảo đồng bộ với âm thanh trong thời gian thực. Hình ảnh diễn hoạt của nhân vật ảo được đánh giá dựa trên cảm nhận của người dùng thực và các chuyên gia trong lĩnh vực diễn hoạt với các tiêu chí về độ chân thực, tự nhiên và độ mịn cho kết quả tốt. Từ đó, kỹ thuật diễn hoạt đã đề xuất trong nội dung bài báo cho phép thay thế hoặc hỗ trợ một phần trong công việc diễn hoạt trên khuôn mặt của nhân vật ba chiều với tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu này giúp hoàn thiện hơn phương thức giao tiếp giữa người và máy tính.
Đặt vấn đề: Trong những năm qua, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao so với các địa phương khác trong tỉnh và các địa phương khác. Mục tiêu: mô tả thực trạng sinh con thứ 3 trở lên và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con thứ 3 trở lên tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: điều tra, phỏng vấn 100% các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên từ 1/6/2020 đến 01/3/2021) đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại 2 xã Điền Xá và Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Có 38 người vợ và 35 người chồng đồng ý tham gia điều tra, phỏng vấn. Kết quả: có 47,4% người vợ 54,3 người chồng cho rằng nguyên nhân sinh con thứ 3 trở lên là do muốn đông con; 47,4 % người vợ và 42,9% người chồng cho rằng lý do sinh con thứ 3 trở lên là do gia đình có điều kiện kinh tế; 31,6% người vợ và 31,45 người chồng đưa ra lý do là do vỡ kế hoạch; 28,9% người vợ và 37,1% người chồng do muốn có con trai để nối dõi; 21,1% người vợ và 25,7% người chồng do không hiểu biết về pháp lệnh dân số; . Trong đó lứa tuổi 30 – 40 của người chồng chiếm 60%; 57,9% người vợ có tđộ tuổi 20 - 29, trình độ học vấn THCS và Trung cấp trở lên ở người chồng chiếm tỷ lệ bằng nhau (28,6%); trình độ học vấn của người vợ đa số là THCS 42,1%), nghề nghiệp chủ yếu của người chồng là buon bán (60%), của người vợ là 47,3% là làm nội trợ. Kết luận: Để giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên một cách bền vững, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân; chăm lo an sinh xã hội; tăng cường trách nhiệm của các cấp lãnh đạo và kiện toàn đội ngũ làm công tác DS – KHHGĐ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.