TÓM TẮT: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tuyển chọn vi khuẩn lactic để nuôi cấy sản xuất sinh khối dùng trong ương cá tra giống. Kết quả tuyển chọn và định danh được Enterococcus hirae từ sản phẩm cá lên men có triển vọng. E. hirae được lên men sản xuất sinh khối theo kiểu bố trí thí nghiệm thừa số 3 nhân tố. Kết quả xác định được tỷ lệ tối ưu của 3 thành phần bổ sung, đó là sucroz 11%, (NH 4 ) 2 SO 4 0,48% và KH 2 PO 4 0,25% để lên men đạt sinh khối khô 0,85 g/l. Sinh khối khô bảo quản trong 6 tháng ở nhiệt độ thường, mật độ đạt 10 8 CFU/g, cần phải hồi sinh trong nước ấm 40 o C với tỷ lệ 1/10 trong 30 phút trước khi phun lên thức ăn Aquaxcel-40%N ở 3 mức khác nhau (NT1: 0 ml, NT2: 30 ml và NT3: 50 ml/kg thức ăn). Cá tra hương được nuôi 30 con trong lồng (0,50,51 m) trong 28 ngày. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cá tra giống tăng 38% (76,6% ở NT3), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng (55,5% ở NT1). Khối lượng trung bình của cá tra giống cuối thí nghiệm tăng 13% (NT3), tăng 7,8% (NT2), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng. Như vậy, nên bổ sung sinh khối E. hirae vào thức ăn trong ương cá tra để làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng đạt chuẩn cá tra giống.Từ khóa: Enterococcus hirae, cá tra, tối ưu hóa, vi khuẩn lactic.
MỞ ĐẦUVi khuẩn lactic (VKL) đang được nghiên cứu phổ biến và được ứng dụng khá nhiều trong nuôi trồng thủy sản. Các giống vi khuẩn lactic đang được nghiên cứu và ứng dụng trong môi trường nước nuôi thủy sản hiện nay là Lactobacillus, Pediococcus, Enterococcus. Đã có một số công trình nghiên cứu ứng dụng VKL trong nuôi trồng thủy sản như khả năng kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri của VKL [ 4], nghiên cứu tuyển chọn VKL có sinh chất kháng khuẩn [ 3], xác định những tính chất có lợi của chủng vi khuẩn Lactobacillus fermentum [ 1].
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn vi khuẩn lacticVi khuẩn lactic được phân lập bằng môi trường MRS ở 37 o C. Tuyển chọn khả năng sinh chất kháng sinh của VKL bằng phương pháp đục lổ với vi khuẩn chỉ thị Edwardsiella ichtaluri. Định danh VKL bằng phương pháp giải trình tự 16rARN qua sự liên kết giữa trường Đại học Tây Đô và Đại học Kasetsart, Thái Lan trong chương trình trọng điểm châu Á (ACP). Vi khuẩn được lên men chìm sản xuất sinh khối tối ưu theo kiểu bố trí thí nghiệm thừa số 3 nhân tố, 3 mức độ, 2 lần lặp lại, tổng cộng có 27 công thức X2=54 NT. Số liệu được phân tích thống kê và vẽ đồ thị bằng phần mềm Statgraphic Plus. Sinh khối được sấy khô ở nhiệt độ thấp và bảo quản ở nhiệt độ thường trong thời gian 6 tháng. Trước khi bổ sung vào thức ăn, sinh khối khô được hồi sinh trong nước ấm 40 o C trong 30 phút theo tỷ lệ 1 sinh khối khô/10 nước.
Nguồn cá traCá tra giống có khối lượng từ 18-21g, cá tương đối đồng cỡ, khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, da sáng bóng. Cá tra được kiểm tra chất lượng giống theo tiêu chuẩn 28 TCN 133:1998 theo quyết định số 733/1998/QĐ-BTS.
Bố trí thí nghiệmThí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 công thức trong 9 giai ương cá (vèo ương cá) với kích thước 10050100 cm, đặt các giai ương vào tro...