Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những tác động lớn trên toàn thế giới. Ở các bệnh nhân mắc COVID - 19, hàng loạt các bất thường và biến chứng về tim mạch đã được báo cáo. Nhiều vấn đề được đặt ra từ tiếp cận, đánh giá và quản lí nhứng vấn đề về tim mạch ở người bệnh COVID – 19 cũng như sự an toàn để quay lại các hoạt động thể chất. Đồng thuận của ACC đưa ra vào đầu năm 2022, với nội dung cung cấp các hướng dẫn thực hành cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chăm sóc bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch sau nhiễm SARS – CoV – 2, kể cả khi bệnh nhân đã xuất hiện, gồm 3 vấn đề chính: Viêm cơ tim và những vấn đề liên quan đến cơ tim khác, ảnh hưởng sau nhiễm cấp tính SARS – CoV – 2 (PASC) và quay lại hoạt động thể chất.
Mục tiêu: So sánh phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở BN trước và sau cấy CRT với các thông số siêu âm tim khác. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu có theo dõi dọc, sử dụng cỡ mẫu thuận tiện trên 33 bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35% có QRS ≥ 120 ms được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là: 60 tuổi, có 30,3% số bệnh nhân có đáp ứng sớm với CRT trong 3 tháng đầu (EF tăng ≥ 10%) Phức bộ QRS trước cấy của nhóm đáp ứng sớm trung bình là 133±6.3 ms, sau 3 tháng là 111.5 ± 4.7 ms, nhóm không có đáp ứng sớm với CRT có phức bộ QRS trước cấy và sau 3 tháng trung bình lần lượt là 134.3±4.1 ms và 112.0 ± 4.2 ms. Các bệnh nhân đáp ứng sớm với CRT có mức độ giảm Vs nhiều hơn (25,3% so với 13,15) so với nhóm không có đáp ứng sớm. Các chỉ số trên siêu âm đánh dấu mô: E/A; E/e' giảm, e'; a'; s' tăng trên tất cả các bệnh nhân được tiến hành cấy máy CRT. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các chỉ số này khi so sánh giữa 2 nhóm có và không có đáp ứng sớm (p>0,05). Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa các thông số trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim với mức độ cải thiện chức năng tâm thu thất trái. Kết luận: Tỷ lệ đáp ứng sớm với máy tái đồng bộ cơ tim CRT trong 3 tháng đầu với EF tăng ≥ 10% là 30,3%. Các chỉ số trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim bao gồm E/A; E/E'; e';a';s' thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau cấy máy CRT 3 tháng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân.
Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến và gây tử vong tim mạch trên thế giới. Các tổn thương cơ quan đích cần được lượng giá trong đó có chức năng tim là một thông số quan trọng. Điện tâm đồ và siêu âm tim là những xét nghiệm thường quy dễ dàng thực hiện và đưa lại nhiều thông số quan trọng giúp đánh giá chức năng tâm thu cũng như tâm trương của thất trái. Trên thế giới những trường hợp tăng huyết áp tiên phát có kèm rối loạn chức năng tâm trương thất trái đang được các tác giả quan tâm. Tại Việt Nam những nghiên cứu về nhóm đối tượng này còn tương đối ít, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trươngMục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, thông số siêu âm tim và điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo trên các bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn chức năng tâm trương thất trái.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 169 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bao gồm 85 bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương thất trái, 84 bệnh nhân không có rối loạn. Các bệnh nhân được thăm khám, hỏi bệnh, làm xét nghiệm máu cơ bản, ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo và làm siêu âm tim qua thành ngực.Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là: 63,3 ± 10,6 tuổi. Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tuổi trung bình cao hơn nhóm không có rối loạn (71,8 ± 8,8 tuổi so với 59,3 ± 10,4 tuổi). Tỷ lệ giới nữ là 59,8%, nam là 40,2%. Tỷ lệ thừa cân ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái cao hơn nhóm không rối loạn (53,1% so với 46,9%). Nhóm nghiên cứu đều dày thành thất trái đồng tâm với RWT > 0,42, nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái giai đoạn 2 có tỷ lệ bệnh nhân phì đại thất trái cao hơn nhóm không rối loạn chức năng tâm trương (54,1% và 25% với p < 0,001). Nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái có thể tích nhĩ trái lớn hơn (41,7 ± 4,4 ml/m2 và 37,7 ± 3,7 ml/m2 so với 26,9 ± 6,1 ml/m2, p< 0,001). Tần số tim trung bình ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương cao (79,2 ± 8,0 ck/ph và 77,5 ± 10,2 ck/ph so với 70,2 ± 6,4 ck/ph, p < 0,01). Các khoảng thời gian sóng P, PQ, QT, QTc đều dài hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương so với nhóm không rối loạn chức năng tâm trương, mặc dù nhịp tim của nhóm này cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ phì đại thất trái dựa vào chỉ số Sokolow - Lyon cao hơn ở nhóm rối loạn chức năng tâm trương thất trái (29,4%) so với nhóm không rốiloạn (13,1%) với p < 0,001. Kết luận: Bệnh nhân THA có rối loạn chức năng tâm trương thất trái có tuổi trung bình cao hơn, chỉ số BMI và thừa cân nhiều hơn. Tỷ lệ phì đại thất trái trên siêu âm tim thường gặp hơn ở nhóm có rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Tần số tim trung bình của nhóm có rối loạn chức năng thất trái cao hơn, khoảng sóng P, PQ, QT, QTc dài hơn, chỉ số Sokolow – Lyon của nhóm rối loạn chức năng tâm trương cao hơn.
Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim ở người bệnh suy tim nặng có tĩnh mạch chủ trên trái đổ trực tiếp vào nhĩ phải
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.