Bê tông nhựa rỗng thoát nước đã và đang được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc xem xét đưa ra thông số cường độ của lớp vật liệu này không giống nhau. Tại Việt Nam, bê tông nhựa rỗng thoát nước cũng đã bước đầu đưa vào áp dụng trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. Để phục vụ thiết kế kết cấu mặt đường theo AASHTO 93 và tiếp tục áp dụng tại Việt Nam thì việc xác định thông số lớp của bê tông nhựa rỗng thoát nước là cần thiết. Bài báo trình bày nội dung chính của nghiên cứu là xác định thông số lớp của bê tông nhựa rỗng thoát nước trên cơ sở phân tích kết quả của thí nghiệm đo mô đun đàn hồi động tại hiện trường trên đoạn thử nghiệm tại cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ. Kết quả hệ số lớp được xác định từ nghiên cứu này là một trong những cơ sở quan trọng để kiến nghị sử dụng vật liệu này khi thiết kế kết cấu mặt đường.
Bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy (BTNE) đã được nghiên cứu, sử dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Việc sử dụng BTNE làm tầng mặt cho các tuyến đường chịu tải trọng nặng, làm lớp phủ mặt cầu thép đã cho kết quả tốt với sự khắc phục được rất rõ một số nhược điểm của mặt đường bê tông nhựa thông thường. Thực tế khai thác mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam cho thấy đã có nhiều sự cố hư hỏng sớm trên các trục quốc lộ chính vì vậy việc nghiên cứu các vật liệu cải tiến là cần thiết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu độ ổn định, độ dẻo Marshall, độ ổn định còn lại và khả năng kháng hằn lún của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy (BE). Các chỉ tiêu này được so sánh đối chứng với bê tông nhựa sử dụng nhựa polime III với cùng loại cốt liệu để đánh giá những ưu điểm của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bitum-epoxy. Kết quả nghiên cứu này cho thấy BTNE có độ ổn định Marshall, khả năng kháng lún vệt bánh vượt trội so với bê tông nhựa polime và cần có các nghiên cứu tiếp theo về BTNE để sớm đưa loại vật liệu này vào sử dụng trong các kết cấu mặt đường cấp cao ở Việt Nam.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, những phương pháp truyền thống đang được sử dụng dần được thay thế bởi những phương pháp hiệu quả và hiện đại hơn. Ở Việt Nam, việc xác định hàm lượng nhựa của bê tông asphalt được thực hiện bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm. Phương pháp này gồm nhiều công đoạn và sử dụng dung môi không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người. Bài báo trình bày nghiên cứu về ứng dụng phân tích ảnh trong việc xác định hàm lượng nhựa và độ rỗng dư của hỗn hợp bê tông asphalt. Bốn loại bê tông asphalt với nguồn cốt liệu và cấp phối khác nhau được chế tạo và thử nghiệm. Với mỗi loại bê tông asphalt, các mặt cắt bề mặt mẫu được quét thành ảnh kĩ thuật số. Chương trình xử lý ảnh được xây dựng nhằm phân tích các mẫu ảnh chụp được. Ảnh quét từ dạng màu sẽ được chuyển thể sang ảnh xám. Cốt liệu đá, nhựa đường và độ rỗng được phân biệt dựa vào độ sáng của pixel ảnh xám. Từ đó, hàm lượng nhựa và độ rỗng dư của mẫu bê tông asphalt được xác định. Kết quả nhận được cho thấy phương pháp phân tích ảnh xác định khá chính xác các đặc tính thể tích của hỗn hợp và mở ra nhiều hướng nghiên cứu trong tương lai.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.