Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích ứng xử của bản mặt cầu thép có sử dụng lớp phủ bằng bê tông asphalt dưới tác động của tải trọng cục bộ. Để đạt được mục đích nêu trên, phương pháp phần tử hữu hạn được ứng dụng để mô phỏng thí nghiệm uốn năm điểm. Trong mô phỏng này, ứng xử của bê tông asphalt được xem là đàn nhớt tuyến tính. Loại vật liệu này biểu hiện tính chất phụ thuộc vào thời gian trong mối quan hệ ứng suất - biến dạng, trong mô phỏng số tính chất này được biểu diễn bằng chuỗi Prony. Kết quả thu được trong bài báo này được so sánh với kết quả thí nghiệm đã thực hiện.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sinh trưởng, thành phần thân thịt xẻ của 3 tổ hợp bò lai hướng thịt giữa bò cái nền Lai Brahman với các giống bò đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus giai đoạn vỗ béo nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu thực hiện trên 18 bò lai (6 bò/tổ hợp lai) 18 tháng tuổi, thời gian nuôi 3 tháng. Kết thúc giai đoạn nuôi, 4 bò/tổ hợp lai được mổ để đánh giá năng suất thịt. Kết quả cho thấy, các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughmaster × Lai Brahman và bò Red Angus × Lai Brahman có khối lượng lúc 21 tháng tuổi lần lượt là 523,7; 465 và 484 kg/con, tăng khối lượng trung bình sau 3 tháng nuôi của 3 tổ hợp bò lai lần lượt là 1.282; 1.039 và 1.134 g/ngày. Khối lượng thịt xẻ (kg/con) và tỷ lệ thịt xẻ (% khối lượng giết mổ) tương ứng với các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughmaster × Lai Brahman và bò Red Angus × Lai Brahman lần lượt là 312,6; 275,6 và 295,5 kg và 60,6; 60,3 và 62,1%; Tỷ lệ thịt tinh của ba tổ hợp bò lai lần lượt tương ứng là 45,2%; 43,9% và 42,6%. Trong 3 tổ hợp lai thì xu hướng năng suất thịt xẻ của tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman là cao nhất, tiếp đến là bò lai Red Angus × Lai Brahman, thấp nhất là bò lai Droughtmaster × Lai Brahman. Các tổ hợp bò lai hướng thịt này nên được nhân rộng tại Quảng Ngãi và các địa phương có điều kiện chăn nuôi tương tự. ABSTRACT The objective of this study was to determine growth performance, carcass composition of 3 beef crossbreds between Brahman crossbred cows and Charolais, Red Angus or Droughtmaster bulls in Quang Ngai. A total of 18 crossbred cattle (6 head/crossbred genotype) were used for fattening from 18 to 21 months of age. After the fattening period, 4 most representative cattle per genotype were slaughtered to evaluate meat performance and carcass composition. The results showed that Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman and Red Angus × Lai Brahman crossbred cattle had a body weight of 523.7, 465.0 and 484.3 kg at 21 months old, respectively, average daily gain in fattening period of 3 beef crossbred genotypes were 1282, 1039 and 1134 g/day, respectively. The carcass weight and percentage of Charolais × Lai Brahman, Droughmaster × Lai Brahman and Red Angus × Lai Brahman were 312.6, 275.6 and 295.5 kg and 60.6, 60.3 and 62.1%, respectively. The percentage of meat of three crossbreds was 45.2, 43.9 and 42.6% body weight, respectively. Charolais × Lai Brahman had the highest beef performance, then Red Angus × Lai Brahman, and last was . These results could be concluded that the three crossbreds should be raised in Quang Ngai and other localities with similar farming conditions.
In Vietnam, the increased traffic loading and traffic volumes require higher quality of road pavement materials. In recent years, the SBS (styrene-butadiene-styrene) modified asphalt mixtures are used largely in road pavement construction that achieved good results. This paper presents some experimental tests on the SBS polymer modified bitumens with various SBS additive contents. The conventional tests (penetration, softening point and elastic recovery tests) of asphalt binders were performed. In addition, the complex shear modulus and the performance grade (PG) tests were also carried out. The experimental results showed that the SBS additive enhances significantly the mechanical properties and the performance grade of the original bitumen. The effect of aging when mixing the binder can be considered to be negligible. The master curve of the complex shear modulus of the original and SBS polymer modified bitumens were built and helps to evaluate the linear viscoelastic behaviour of the tested materials. The effects of the SBS content and the SBS mixing time on the mechanical properties of the asphalt binder were clearly observed.
Mô đun đàn hồi động (Mr) của đất nền đường được sử dụng để mô tả mối quan hệ ứng suất-biến dạng của đất nền đường dưới tác dụng của tải trọng có tính chu kỳ. Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm trong phòng xác định giá trị Mr của đất nền đường. Hai loại vật liệu đất nền đường của 2 dự án xây dựng kết cấu áo đường mềm tại Việt Nam được sử dụng để nghiên cứu. Thí nghiệm được thực hiện bằng máy nén 3 trục. Quy trình thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn AASHTO T 307-99. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trạng thái ứng suất (áp lực buồng nén và ứng suất lệch) là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến mô đun đàn hồi động của đất nền. Khi cấp áp lực buồng nén tăng thì giá trị Mr tăng lên, trong khi nếu cấp ứng suất lệch tăng thì giá trị Mr giảm xuống. Ngoài ra, loại đất nền là đất hạt mịn hay đất hạt thô có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa giá trị Mr với trạng thái ứng suất. Từ kết quả thí nghiệm, phần mềm tính toán kết cấu hệ nhiều lớp Viscoroute 2.0 được sử dụng để mô phỏng và tính toán để xác định giá Mr phù hợp cho công tác thiết kế kết cấu áo đường cụ thể.
This paper presents some investigations into the measurement of the International Roughness Index (IRI) of road profile using the application RoadLabPro on the smartphone. The application and the measurement method are introduced in this study. In order to evaluate the accuracy of the measurements, the IRI obtained from some road profiles of Ha Noi -Hai Phong Expressway by the RoadLabPro application is compared to one obtained by a Laser Profilometer. Furthermore, the effects of some parameters such as: the vehicle speed, installation position of the smartphone into the car, the precision of measurements… on the obtained values of IRI are evaluated and analysed. The results show that the effect of vehicle speed on the IRI measurement is important. Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu việc đo đạc chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI của mặt đường bằng ứng dụng RoadLabPro cài đặt trên điện thoại thông minh. Các tính năng của ứng dụng và phương pháp đo đã được giới thiệu trong nghiên cứu. Để kiểm chứng độ chính xác của phương pháp đo, giá trị chỉ số IRI đo bằng phần mềm RoadLabPro đã được so sánh với giá trị IRI đo bằng phương pháp đo trực tiếp trên một số đoạn tuyến thuộc Cao tốc Hà Nội -Hải Phòng. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IRI đo bằng điện thoại thông minh đã được đánh giá và phân tích bao gồm : tốc độ chạy xe, vị trí lắp đặt điện thoại, độ chính xác giữa các lần đo khác nhau… Kết quả phân tích cho thấy vận tốc xe chạy có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả đo giá trị IRI.Từ khóa: độ gồ ghề, chỉ số IRI, RoadLabPro, điện thoại thông minh, vận tốc xe chạy.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.