Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh tay chân miệng cho nhân viên y tế tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thiết kế so sánh trước sau và có đối chứng. Chọn mẫu chủ đích toàn bộ nhân viên y tế xã (cán bộ y tế và y tế thôn bản) của 4 xã Hoàng Nông, Bản Ngoại, Khôi Kỳ và Bình Thuận tại Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Hiệu quả can thiệp của nhân viên y tế: về kiến thức, thái độ, thực hành lần lượt 0,1%; 28,5% và 34,4%; về tư vấn, nói chuyện sức khỏe lần lượt 37,8%, và 41,6%. Kết luận: Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng có hiệu quả cần nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế tuyến xã. Trong đó cần chú trọng xây dựng các chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh tay chân miệng phù hợp với từng đối tượng để huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng.
Sự mất cân bằng giữa nguồn thận ghép và người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối có nhu cầu ghép thận ngày càng tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng làdo tâm lý sợ ảnh hưởngđến sức khỏe sau hiến thận. Để khắc phục nguyên nhân trên đối với người hiến thận, từ đó tăng nguồn thận ghép. Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận, nhằm cung cấp bằng chứng khoa học làm cơ sở cho cộng đồng về lựa chọn hiến tặng thận ghép và giúp cho chuyên môn tư vấn trong lĩnh vực ghép thận. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người sau hiến tặng thận và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 27 người hiến thận được phẫu thuật mở lấy thận ghép tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, sử dụng bộ câu hỏi Short Form 36 để đánh giá chất lượng cuộc sống của người sauhiến thậnvà một số yếu tố liên quan. Kết quả: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của người sau hiến thận 84,9 điểm, chất lượng cuộc sống xếp loại tốt đạt 88,89%. Điểm trung bình sức khỏe thể chất 78,98 ± 10,08; sức khỏe thể chất xếp loại tốt chiếm 74,07%. Điểm trung bình sức khỏe tinh thần 90,82 ± 6,86; sức khỏe tinh thần xếp loại tốt chiếm 96.3%. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Kết luận: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe sau cắt thận từ người cho sống là tốt. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chỉ số khối cơ thể với chất lượng cuộc sống của người sau hiến thận có sự khác biệt nhưng chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, thiết kế so sánh trước sau và có đối chứng. Chọn chủ đích 4 xã có số lượng mắc bệnh TCM cao trong 5 năm trong đó 2 xã ở gần trung tâm huyện (Bình Thuận và Bản Ngoại) và 2 xã ở xa trung tâm huyện (Hoàng Nông và Khôi Kỳ). Mỗi xã chọn 250 bà mẹ có con dưới 5 tuổi theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Kết quả: Hiệu quả can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi lần lượt là 29,3%; 22,3% và 18,8%. Kết luận: Kiến thức - Thái độ - Thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng đã có cải thiện sau khi can thiệp. Do vậy, cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh tay chân miệng cho người dân đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả sự ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đối với công việc, cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 350 đối tượng là người dân sinh sống tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tự nguyện điền phiếu trực tuyến. DASS 21 được sử dụng để đánh giá sức khỏe tâm thần. Kết quả cho thấy, có 55,71% đối tượng nghiên cứu chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 (mất việc, tăng/giảm giờ làm…); 64,86% đối tượng phải cắt giảm chi tiêu hoặc nhân sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân. Tỷ lệ có các dấu hiệu từ nhẹ đến rất nặng lo âu là 12,29%, trầm cảm là 16% và sang chấn tâm lý là 12,29%. Nhóm đối tượng có độ tuổi 40 - 49 lo âu bằng 0,22 lần so với nhóm dưới 30 tuổi, 95%CI (0,07 - 0,76); nhóm hộ ngheo, cận ngheo có tỷ lệ sang chấn tâm lý gấp 5,12 lần so với nhóm có điều kiện kinh tế bình thường, 95%CI (1,40 - 18,67) và nhóm đối tượng có đi qua vùng dịch có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 6,6 lần so với nhóm không đi qua vùng dịch, 95%CI (1,19 - 36,58). Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân, đồng thời cũng gây rối loạn sức khỏe tâm thần của họ.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.