Tác động của đại dịch Covid-19 đến Sinh kế người dân là vấn đề quan tâm trong định hướng chiến lược Sinh kế bền vững hiện nay. Nghiên cứu khảo sát 100 hộ nuôi tôm về mô hình nuôi tôm khép kính tại xã Long Điền Đông, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình có sự khác biệt khi áp dụng trước và sau dịch, nguồn vốn con người của hộ nuôi đảm bảo phục vụ sinh kế, vốn xã hội còn hạn chế trong tham gia hoạt động xã hội tại địa phương, nguồn vốn tài chính chưa cao, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các yếu tố về 5 nguồn lực hộ nuôi và các yếu tố bên ngoài: chính sách nhà nước, dịch bệnh và thị trường đều có tác động đến kết quả sinh kế hộ. Để nâng cao năng lực thích ứng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn sinh kế, cần đa dạng chiến lược sinh kế,...
Nghiên cứu nhằm đánh giá biến động diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng bằng dữ liệu ảnh vệ tinh được cung cấp bởi Cơ quan Thăm dò Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ thay đổi kiểu sử dụng đất tại hai khu vực trên địa bàn huyện. Khu vực nước ngọt ở phía Bắc của huyện ít biến động với mô hình canh tác chính là lúa và hoa màu. Các mô hình này chủ yếu chuyển đổi sang đất xây dựng và các loại cây trồng khác. Trên nền sinh thái nước mặn và nước lợ, mô hình luân canh lúa-tôm chuyển diện tích lớn sang nuôi tôm quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Thông qua phương pháp phỏng vấn nông hộ, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng xâm nhập mặn, lượng mưa, giá vật tư đầu vào, giá thành lao động, tiêu hao vật tư, giá nông sản, thị trường, thiếu lao động và dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất và việc thay đổi sử dụng đất của nông hộ.
Năng lực ra quyết định chính xác và kịp thời trong nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thông minh của nền nông nghiệp. Đứng ở góc độ quản lý khoa học, có thể nhận thấy bài toán thu thập, quản lý, chia sẻ các nguồn dữ liệu cần thiết cho các nghiên cứu nông nghiệp đã trở nên bức thiết. Bài viết tập trung vào việc đánh giá các nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc thiếu hụt nguồn dữ liệu nghiên cứu nông nghiệp ở Việt Nam, xét trên hai khía cạnh: (1) khả năng quản lý và chia sẻ các nguồn dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt là dữ liệu công và (2) năng lực khai thác các nguồn dữ liệu mở của cộng đồng nghiên cứu. Dựa trên đó, bài viết đề xuất giải pháp tổng thể về quy hoạch dữ liệu dựa trên các nguyên lý FAIR (to be Findable, Accessible, Interoperable, Reusable).Cách thức tiếp cận là xây dựng một Quy hoạch Quản lý Dữ liệu (DMP – Data Management Plan) cho hai khối cơ quan chức năng: (1) Khối chính phủ (dịch vụ công) – là khối chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nguồn dữ liệu mở; và (2) Khối nghiên cứu, học thuật (trung tâm nghiên cứu, viện, trường) – là khối mà cơ chế quản lý dữ liệu phần nhiều mang tính tự nguyện, nhưng lại rất năng động trong khả năng khai thác các nguồn dữ liệu mở và có năng lực cao vềphân tích dữ liệu.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020. Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ. Phương pháp thống kê mô tả, chuyển đổi định tính sang định lượng và phân tích đa thứ bậc được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm. Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết. Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông nghiệp của người dân vùng ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Số liệu được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn trực tiếp 83 nông hộ và 12 cán bộ địa phương nhằm đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác gồm: chuyên tôm, lúa – tôm, chăn nuôi và làm muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chăn nuôi và lúa – tôm là hai mô hình chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xâm nhập mặn. Các mô hình chuyên tôm, làm muối không bị ảnh hưởng nhiều, do đó có thể thấy các mô hình này sẽ thích hợp canh tác trong điều kiện mặn kéo dài hơn so với các mô hình còn lại. Để giảm các tác động bất lợi của xâm nhập mặn, 60% nông hộ trong mô hình lúa – tôm được phỏng vấn lựa chọn chuyển mô hình canh tác sang nuôi tôm, 15% lựa chọn nghỉ vụ để hạn chế rủi ro và 25% nông hộ còn lại canh tác bình thường. Các mô hình khác không ảnh hưởng nhiều nên không có sự chuyển đổi. Chính quyền địa phương cần nghiên cứu, chuyển giao các mô hình sản xuất thích ứng với xâm nhập mặn để đảm bảo được nguồn sinh kế cho người dân địa phương, thích ứng với sự xâm nhập mặn có thể diễn biến phức tạp trong tương lai.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.