Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người nhiễm. Không những thế, những ảnh hưởng này có thể còn kéo dài cho đến thời kỳ hậu COVID-19. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định tỷ lệ những triệu chứng kéo dài phổ biến của những người khỏi COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 764 đối tượng đã khỏi COVID-19 từ 1 – 3 tháng tại 4 Quận/Huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2022. Người tham gia hoàn thành bộ câu hỏi tự điền bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân – xã hội, tình trạng sức khỏe trước, trong và sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả: Tỷ lệ người có ít nhất 1 triệu chứng kéo dài trong thời kỳ bình phục là 81,3%. Trong đó, 5 triệu chứng kéo dài thường gặp nhất là: ho (39,8%), hay quên (34,7%), mệt mỏi (31,3%), rụng tóc (23,7%) và đau đầu (22,9%). Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 xuất hiện từ lúc khỏi bệnh và thuyên giảm trong vòng 1 tuần. Kết luận: Tỷ lệ những người bình phục sau nhiễm COVID-19 ở thành phố Hồ Chí Minh có xuất hiện những triệu chứng kéo dài hiện đang ở mức cao. Do đó, cần có chính sách và dịch vụ y tế nhằm tầm soát, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân trong thời kỳ hậu COVID-19.
Mục tiêu: Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh về thể chất, tinh thần cũng như kết quả học tập ở sinh viên. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu xác định tỷ lệ và các mối liên quan đến tình trạng mất ngủ ở sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại 4 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến bằng Google Forms. Bộ câu hỏi bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân - xã hội, thói quen sử dụng điện thoại - truy cập internet, và thang đo đánh giá Chỉ số mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ. Ngưỡng cắt ≥15 điểm được dùng để xác định có triệu chứng mất ngủ. Kết quả: Trong 2034 sinh viên trong phân tích số liệu, tỷ lệ mất ngủ là 24,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ nhiều hơn ở sinh viên ≥21 tuổi (OR=1,25 KTC 95% 1,01-1,53), đang học năm 3, 4 (OR=1,36 KTC 1,08-2,69), kết quả học tập trung bình (OR = 1,76 KTC 95% 1,33-2,31) hoặc yếu kém (OR=2,08 KTC 95% 1,05-4,10). Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mất ngủ với cảm thấy áp lực học tập từ trường (OR=2,12 KTC 95% 1,51-2,95), căng thẳng do thi rớt, thi lại (OR=2,17 KTC 95% 1,74-2,71), sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ (OR=1,93 KTC 95% 1,06-3,51) và nghiện sử dụng điện thoại di động (OR=1,84 KTC 95% 1,48-2,28). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên báo cáo mất ngủ khá cao. Sinh viên cần có kế hoạch trong việc chăm sóc giấc ngủ của mình cũng như nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của mất ngủ đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và khả năng học tập
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác nông nghiệp của người dân vùng ven biển huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Số liệu được thu thập dựa trên phương pháp phỏng vấn trực tiếp 83 nông hộ và 12 cán bộ địa phương nhằm đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến các mô hình canh tác gồm: chuyên tôm, lúa – tôm, chăn nuôi và làm muối. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chăn nuôi và lúa – tôm là hai mô hình chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xâm nhập mặn. Các mô hình chuyên tôm, làm muối không bị ảnh hưởng nhiều, do đó có thể thấy các mô hình này sẽ thích hợp canh tác trong điều kiện mặn kéo dài hơn so với các mô hình còn lại. Để giảm các tác động bất lợi của xâm nhập mặn, 60% nông hộ trong mô hình lúa – tôm được phỏng vấn lựa chọn chuyển mô hình canh tác sang nuôi tôm, 15% lựa chọn nghỉ vụ để hạn chế rủi ro và 25% nông hộ còn lại canh tác bình thường. Các mô hình khác không ảnh hưởng nhiều nên không có sự chuyển đổi. Chính quyền địa phương cần nghiên cứu, chuyển giao các mô hình sản xuất thích ứng với xâm nhập mặn để đảm bảo được nguồn sinh kế cho người dân địa phương, thích ứng với sự xâm nhập mặn có thể diễn biến phức tạp trong tương lai.
Phương pháp gây mê tĩnh mạch propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với không kiểm soát nồng độ đích, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả khá cao. Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng có đối chứng, tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, với cỡ mẫu 120 BN ASA I/II được lựa chọn cho can thiệp hệ tiết niệu có hoặc không về trong ngày, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I (60BN) gây mê tĩnh mạch với propofol kiểm soát nồng độ đích (KSNĐĐ). Nhóm II (60BN) gây mê propofol bằng bơm điện thông thường không kiểm soát nồng độ đích. Theo nghiên cứu của chúng tôi: thời gian mất tri giác (giây) của nhóm I là 46,02±7,71 so với nhóm II là 39,82±6,73 (p<0,001); thời gian đủ ĐK đặt NTQ (phút) của nhóm I là 4,44±0,72 so với nhóm II là3,95±0,82 (p<0,001). Thời gian can thiệp tán sỏi hệ tiết niệu (không tính thời gian chuẩn bị trải toan kê tư thế): 25,8±17,4 phút so với 24,8±16,1 phút theo thứ tự TCI/BTĐ. Kết quả này cũng phù hợp với thời gian trung bình tán sỏi niệu quản nội soi trong nghiên cứu của Taylo [9] là 21 phút.
Phương pháp gây mê tĩnh mạch propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với không kiểm soát nồng độ đích, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả khá cao. Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng có đối chứng, tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, với cỡ mẫu 120 BN ASA I/II được lựa chọn cho can thiệp hệ tiết niệu có hoặc không về trong ngày, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I (60BN) gây mê tĩnh mạch với propofol kiểm soát nồng độ đích (KSNĐĐ). Nhóm II (60BN) gây mê propofol bằng bơm điện thông thường không kiểm soát nồng độ đích. Theo nghiên cứu của chúng tôi: Mức giảm tần số tim trung bình của 2 nhóm là 24,2±9,6% và 26,4±9,8% theo thứ tự TCI/BTĐ. Số ca hạ HA và số ca phải sử dụng ephedrin nâng HA nhóm BTĐ đều nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm TCI: 30 ca (50%) so với 18 ca (30%) và 23 ca (38,3%) so với 12 ca (20%). Điểm an thần khi về phòng hồi tỉnh nhóm kiểm soát nồng độ đích cao hơn nhóm không kiểm soát nồng độ đích: 4,5 ± 0,7 điểm so với 4,2 ± 0,6 điểm (p<0,05). Không có sự khác biệt về các tác dụng không mong muốn và các biến chứng ở hậu phẫu giữa 2 nhóm nghiên cứu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.