Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị sỏi thận bằng tán sỏi nội soi ống mềm ngược dòng tại bệnh viện Xanh Pôn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình: 48,61 ± 8,31 tuổi. Chỉ số BMI trung bình: 22,5 ± 2,8. Kích thước sỏi trung bình trên cắt lớp vi tính là 20,8 ± 7,8 mm. Số lượng sỏi: 29% có 1 viên và 71% là sỏi phức hợp. Vị trí sỏi: Bể thận 22,6%, cả bể thận và đài thận 38,7%, đài thận 38,7%. Mức độ giãn của đài bể thận: Không giãn 19,3%, giãn độ I chiếm 48,4%, giãn độ II chiếm 25,8%, giãn độ III chiếm 6,5%. Thời gian tán sỏi trung bình là 50.9 ± 11.2 (ngắn nhất là 25 phút và dài nhất là 65 phút). Tỷ lệ sạch sỏi sau mổ: 83,9%. Tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng: 100%. Kết luận: Điều trị sỏi thận bằng tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi sau mổ: 83,9% và tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 100%.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật cắt u phì đại lành tình tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 98 bệnh nhân (BN) tuổi trung bình 75,5 ± 3,62, cao nhất 95 tuổi, thấp nhất 55 tuổi. Bảng điểm ISPP trước phẫu thuật: 27,3 ± 2,8; Bảng điểm chất lượng cuộc sống (CLCS) trước phẫu thuật: 5,2 ± 0,7; Chỉ số IIEF trước phẫu thuật: 17,8 ± 5,8; Kết quả: Biến chứng sau phẫu thuật: Hẹp niệu đạo 3,1%; đái rỉ tạm thời 3,1%; xuất tinh ngược dòng 4,1%; Điểm IPSS trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 7,6 ± 3,3; 5,1 ± 2,1 và 4,6 ± 1,8; Điểm CLCS trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là: 1,4 ± 0,7; 0,88 ± 0,5 và 0,8 ± 0,4; Chỉ số IIEF trung bình sau mổ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 12,18 ± 5,8; 12,51 ± 7,11 và 12,9 ± 7,1. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị UPĐLTTTL là phương pháp an toàn, hiệu quả, cải thiện CLCS của BN.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bênh nhân có sỏi thận tái phát được điều trị bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Triệu chứng lâm sàng chính khi vào viện: 97,3% bệnh nhân có triệu chứng đau thắt lưng. Đái máu chiếm 17,3%; cơn đau quặn thận chiếm 6,7%; Vị trí sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: sỏi thận phức hợp chiếm 22,7%, sỏi bể thận đơn thuần chiếm 34,7%, Sỏi đài trên chiếm 16,0%, đài dưới chiếm 13,3%, đài giữa chiếm 13,3%; Kích thước sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: Kích thước trung bình của sỏi trên chẩn đoán hình ảnh là 24,9 ± 9,6mm, bé nhất là 11 mm và to nhất là 57 mm; Số lượng sỏi trên chẩn đoán hình ảnh: 13/75 bệnh nhân (chiếm 13,7%) có 1 viên sỏi, có 45/75 bệnh nhân (chiếm 60,0%) có từ ba viên sỏi trở lên; Diện tích bề mặt sỏi: Diện tích bề mặt sỏi trung bình là 275,7 ± 47,3 mm2, nhỏ nhất là 43 mm2, lớn nhất là 619 mm2; Mức độ giãn của đài bể thận trên chụp cắt lớp vi tính: đài bể thận không giãn chiếm 16,0%, giãn độ I chiếm 41,3%, giãn độ II chiếm 29,3%, giãn độ III chiếm 10,7%, Giãn độ IV chiếm 2,7%; Kết quả xét nghiệm công thức máu: số lượng hồng cầu trung bình 4,7 ± 0,5 T/l, Thấp nhất là 3,2 T/l và cao nhất là 6,0 T/l. Tỷ lệ Hematocrit là 42,9 ± 6,5 % và Hemoglobin là 142,5 ± 15,6 g/l. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý sỏi thận tái phát (chiếm 97,3%). Kích thước sỏi trung bình là 24,9 ± 9,6mm, giãn thận đội I chiếm tỷ lệ cao nhất 41,3%. Tỷ lệ bệnh nhân có > 3 viên sỏi là chiếm 60,0
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tỷ lệ tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tái phát. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: biến chứng trong mổ gặp 5 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân có chảy máu phải truyền máu trong mổ (chiếm 4,0%) và 2 bệnh nhân chuyển mổ mở (chiếm 2,7%). Tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi là 17,3%, trong đó có 3 bệnh nhân có sốt sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân tụt dẫn lưu (chiếm 1,3%) và 7 bệnh nhân có biểu hiện chảy máu thứ phát sau phẫu thuật (chiếm 9,3%). Tỷ lệ biến chứng phân loại Clavien – Dindo: độ I là 11/75 bệnh nhân (chiếm 14,7%), biến chứng độ II là 2 bệnh nhân (chiếm 2,7%). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi thận tái phát với tỷ lệ tai biến trong phẫu thuật là 5/75 bệnh nhân (chiếm 6,7%). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 13/75 bệnh nhân (chiếm 17,3%)
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh sau tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không đối chứng trên 245 bệnh nhân (BN) sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi nội soi qua da từ tháng 01 - 10/2022 tại Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Kết quả: Biến chứng sau tán sỏi: Tỷ lệ chảy máu 4,7%, sốt sau tán sỏi là 6,3%; Đặc điểm toàn trạng ngày thứ nhất sau tán sỏi: Tỷ lệ BN tỉnh táo 97,1%, lơ mơ 0,8%, tỷ lệ BN vật vã kích thích 0,8%, tỷ lệ nôn sau tán sỏi 1,2%; Mức độ đau ngày thứ nhất sau tán sỏi: Tỷ lệ không đau 1,2%, đau ít 78,8%, đau vừa 19,2%, đau dữ dội 0,8%; Thời gian dùng thuốc giảm đau sau tán sỏi 1,1 ± 0,2 ngày; Thời gian lưu xông niệu đạo bàng quang trung bình 2,1 ± 1,3 ngày; Thời gian lưu xông bể thận 2,3 ± 1,4 ngày; Màu sắc nước tiểu sau tán sỏi ngày thứ nhất: Tỷ lệ nước tiểu trong 8,2%, nước tiểu hồng 73,4%, nước tiểu đỏ 18,4%; Mạch, nhiệt độ, huyết áp ngày thứ nhất sau tán sỏi: Huyết áp bình thường 87,0%, Nhiệt độ bình thường 99,2%, mạch bình thường 94,7%; Nhiễm khuẩn vết phẫu thuật 4,9%; Thời điểm ăn uống trở lại 1,1 ± 0,7 ngày; Thời gian nằm viện sau tán sỏi trung bình 5,3 ± 2,1 ngày; Đánh giá mức độ hài lòng: Rất hài lòng 95,5%, hài lòng 4,5%; Kết quả chăm sóc chung sau tán sỏi: Tốt 94,3%, trung bình 5,7%. Kết luận: Kết quả chăm sóc sau phẫu thuật của 245 BN sau tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho thấy: Chăm sóc tốt 94,3%, trung bình 5,7%.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.