Tóm tắt: Giám sát sự lưu hành của liên cầu khuẩn Streptococcus spp. trên lợn khỏe đã được thực hiện tại các địa bàn huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang liên cầu khuẩn (Streptococcus spp.) trong dịch chân răng lợn khỏe được đưa vào giết mổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là cao với 73,17 % (30/41 mẫu). Trong đó, tỷ lệ này ở huyện Phong Điền là 86,67 % ; ở huyện Hương Thủy là 73,3 % và 54,55 % ở thị xã Hương Trà. Những chủng Streptococcus spp. phân lập được có hiện tượng kháng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh như penicillin và erythromycin (100 %), tetracycline (72,09 %). Trong khi đó, các liên cầu này vẫn mẫn cảm với các loại kháng sinh oxacillin và rifampicin. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mang Streptococcus spp. cũng như tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này ở lợn nuôi tại các địa bàn lấy mẫu là đáng lưu ý. Việc định danh xác định các chủng liên cầu khuẩn gây bệnh chung giữa lợn và người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, sự tiềm tàng cũng như tính đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này trên lợn đưa vào làm thức ăn cho người cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm của liên cầu khuẩn lợn và bệnh do nó gây ra. Từ khóa: Streptococcus spp., lưu hành, kháng kháng sinh, Thừa Thiên Huế
Tóm tắt: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn gây nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất lợn trên thế giới, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Việc khống chế và loại trừ nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết. Trên thực tế, an toàn sinh học và vaccine đã được áp dụng, nhưng giá thành khá cao, các quy trình an toàn sinh học đòi hỏi được thực hiện nghiêm ngặt, trong lúc hiệu quả của các loại vaccine sống vẫn còn nhiều hạn chế. Tilmicosin là một kháng sinh nhóm macrolide, đã được chứng minh có khả năng tích tụ nồng độ cao trong Đại thực bào phế nang phổi lợn (PAMs) cũng như ức chế virus bệnh tai xanh. Điều này là rất có lợi cho sự khống chế hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản lợn (PRRS). Trong nghiên cứu này, tilmicosin của bốn nhãn hiệu có sẵn trên thị trường đã được thử nghiệm trên hai chủng virus bệnh tai xanh độc lực cao (HP-PRRSV) và virus bệnh tai xanh độc lực thường (PRRSV). Kết quả cho thấy, tất cả bốn nhãn hiệu tilmicosin đều có khả năng ức chế cả hai chủng virus bệnh tai xanh trên. Kết quả này cũng xác nhận rằng, việc biến đổi gene của virus bệnh tai xanh không né tránh được hiệu quả của thuốc.Từ khóa: HP-PRRSV, chống virus, tilmicosin
Tóm tắt: Sử dụng phương pháp ELISA 3ABC phát hiện kháng thể chống protein phi cấu trúc và RT-PCR phát hiện gene virus lở mồm long móng (LMLM) từ những cặp mẫu bệnh phẩm cho thấy hai phương pháp trên có kết quả khác nhau. Từ 144 mẫu huyết thanh trâu bò thu thập đầu năm 2015 ở địa bàn đã từng xảy ra dịch bệnh LMLM tại Quảng Ngãi phát hiện có 27 con (18,75 %) mang kháng thể 3ABC. Theo địa bàn, Sơn Tịnh có tỷ lệ nhiễm cao (25 %) sai khác so với Đức Phổ là huyện bị nhiễm thấp nhất (12,5 %). Bò có tỷ lệ nhiễm cao hơn trâu, trong đó trâu bò chưa tiêm vaccine có tỷ lệ dương tính 3ABC cao hơn rõ rệt (32,81 % so với 7,5 %, p < 0,05) cho thấy tiêm vaccine LMLM trước đó đã không làm tăng tỷ lệ mang kháng thể 3ABC ở trâu bò. Sự phát hiện gene virus LMLM trong 27 mẫu từ trâu bò có và 20 mẫu từ trâu bò không có kháng thể 3ABC nêu trên đã cho thấy kết quả của ELISA 3ABC và RT-PCR không có sự trùng hợp. Trong số 27 con mang kháng thể 3ABC chỉ 1 con bò có gene LMLM, nhưng trong số 20 con không mang kháng thể 3ABC lại có 2 con mang gene virus LMLM trong dịch họng. Như vậy, có những con trâu bò mới nhiễm chưa hình thành kháng thể và cũng có những con đã khỏi bị nhiễm.Từ khóa: bệnh lở mồm long móng, virus, kháng thể, protein phi cấu trúc
Tóm tắt: Thông qua thu thập 120 mẫu phân từ hai phương thức nuôi nông hộ và trang trại chăn nuôi ở Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế để phân lập và xác định đặc tính sinh học của E.coli, kết quả cho thấy tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu phân lợn con tiêu chảy nuôi tại trang trại là 83,3 %, tại nông hộ là 93,3 %. 100 % số chủng phân lập được có khả năng di động, có phản ứng sinh Indol, MR dương tính; 100 % các chủng đều lên men đường. Hình thái và đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn E. coli phân lập được đều mang đặc điểm chung của giống E. coli và phù hợp với những đặc tính điển hình được mô tả. Thông qua tiêm truyền động vật thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy 37,5 % số chủng gây chết chuột nhắt trắng trong vòng 24 h đến 36 h trong khi đó 62,5 % chủng gây chết chuột ở 36 h đến 48 h. Thông qua đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh thông dụng trong thú y chúng tôi nhận thấy các chủng E. coli phân lập được từ trang trại và nông hộ mẫn cảm với colistin, khá mẫn cảm với kanamycine trong khi đó lại đề kháng với các loại kháng sinh: gentamicin, tetracycline, streptomycin, ciprofloxacin, ofloxacin.Từ khóa: lợn con theo mẹ, tiêu chảy, E.coli, kháng kháng sinh
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.