1 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, *congson73@gmail.com 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam 3 Trường Đại học Vinh TÓM TẮT: Hàm lượng tinh dầu từ lá Bời lời cam bốt (Litsea cambodiana) và cành loài Bời lời đỏ tươi (Litsea salmonea) ở Bạch Mã đạt 0,30% và 0,23% theo nguyên liệu tươi. Tinh dầu được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ (GC/MS). Từ lá loài Bời lời cam bốt (Litsea cambodiana) đã xác định được 41 hợp chất, chiếm 98,71% tổng hàm lượng tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là β-caryophyllen (28,36%), camphen (17,10%) và bicyclogermacren (12,26%). Đối với cành loài Bời lời đỏ tươi (Litsea salmonea) với 33 hợp chất đã xác định được chiếm 84,62%. Cis methyl isoeugenol (26,27%), (E)-nerolidol (11,60%), 3-methyl-1-phenyloxidol (8,57%) và (Z)-9-octadecenamid, (7,46%) là các hợp chất chính. Từ khóa: Letsea, tinh dầu, β-caryophyllen, cis methyl isoeugenol, Vườn quốc gia Bạch Mã. MỞ ĐẦU Chi Màng tang (Litsea) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng á nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và Australia [13]. Việt Nam có 42 loài và 13 thứ thuộc chi Litsea [4, 6]. Bời lời cam bốt (Litsea cambodiana) là loài chỉ phân bố ở Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế) và ở Campuchia. Loài Bời lời đỏ tươi (Litsea salmonea) là loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Khánh Hòa và Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã) [4]. Nghiên cứu về tinh dầu trong chi Litsea có một số công trình điển hình của các tác giả đã công bố ở một số địa điểm khác nhau của cả nước [3, 5, 8, 11, 12]. Trong bài báo này, bước đầu chúng tôi công bố thành phần hóa học tinh dầu loài Bời lời cam bốt (Litsea cambodiana) và loài Bời lời đỏ tươi (Litsea salmonea) phân bố ở Vườn quốc gia Bạch Mã. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Lá loài Bời lời cam bốt (Litsea cambodiana) với số hiệu (LCS 244) và cành loài Bời lời đỏ tươi (Litsea salmonea) với số hiệu (LCS 245) được thu hái ở Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên -Huế vào tháng 7 năm 2012. Tiêu bản của loài này đã được định loại và so với mẫu hiện có tại Phòng tiêu bản mẫu thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và lưu trữ ở Phòng tiêu bản Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Phương phápTách tinh dầu: Lá, cành tươi (1kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường [2].Phân tích tinh dầu: Hòa tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng natrisunfat khan trong 1 ml metanol tinh khiết sắc ký hoặc loại dùng cho phân tích phổ.Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detector FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H 2 . Nhiệt độ buồng bơm mẫu (kỹ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250 o C. Nhiệt độ detector 260 o C. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60 o C (2 phút), tăng 4 o C/phút cho đến 220 o C, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): việc...