Rong câu là một nguồn tài nguyên biển có giá trị kinh tế cao, ñược sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như thực phẩm, y dược, nông nghiệp, công nghiệp... Hiện nay, rong câu ñã ñược nuôi trồng trong các ao, ñầm theo các mô hình ña canh, luân canh, hoặc nuôi kết hợp với nuôi tôm ñể xử lý nước thải thủy sản. Sản lượng rong câu hàng năm khoảng 10.000 tấn khô, mà phần lớn ñược dùng làm nguyên liệu sản xuất agar tại các nhà máy agar trong nước và một phần khác ñược xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô [ 14].Trước năm 2004, các loài rong câu ở Việt Nam vẫn ñược xếp trong một chi Gracilaria thuộc bộ Gigartinales. Hiện nay, chúng tách ra và xếp trong 3 chi Gracilaria, Gracilariopsis và Hydropuntia thuộc bộ Gracilariales dựa trên cấu tạo cơ quan sinh sản và trình tự nucleotid trong gen rbcL [5, 6].Tuy nhiên, việc phân loại các loài rong câu ở Việt Nam còn nhiều vấn ñề cần phải xem xét do các tác giả trước ñây chỉ căn cứ trên chỉ tiêu hình thái ngoài, là ñặc ñiểm luôn biến ñổi theo các ñiều kiện sinh thái, nhất là những loài rong câu khi ñưa vào nuôi trồng trong các ao, ñầm, thì hình thức sinh sản hữu tính bằng bào tử bị mất ñi và thay vào ñó bằng hình thức sinh sản dinh dưỡng với chỉ một cành hoặc nhánh bị ñứt ra, chúng có thể phát triển thành một cây rong mới. Chính vì vậy, có nhiều tên loài không ñúng vẫn ñược sử dụng từ hàng chục năm nay, thậm chí có nhiều tên gọi khác nhau cho cùng một loài, gây khó khăn trong việc mua bán, trao ñổi khoa học và giảng dạy.Hiện nay, ñể giải quyết vấn ñề này, trên thế giới việc phân tích và ñọc trình tự các ñoạn gen bảo thủ cho từng loài trong chuỗi rDNA, ñược xem là hữu hiệu trong việc ñiều chỉnh, tách và nhập các loài nghi ngờ trong hệ thống phân loại. Dựa vào sự tiến bộ về sinh học phân tử ñó, trình tự của hai ñoạn gen rbcL trong lục lạp và ITS1 trong ribosom ñã ñược ứng dụng trong phân loại các loài rong câu Việt Nam. Cũng như tình hình chung của thế giới về việc phân loại các loài rong câu, ở Việt Nam, nhiều tên loài ñã áp dụng cho các mẫu rong câu Việt Nam trong các công trình của Nguyễn Hữu Dinh (1969) [ 7], Nguyễn Hữu Dinh và nnk. (1993) [ 8], Dawson (1954) [4] và Phạm Hoàng Hộ (1969, ñã ñược tác giả chỉnh sửa và xây dựng lại hệ thống học cho các loài rong câu Việt Nam trên cơ sở kết hợp hai phương pháp hình thái giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng, sinh sản và phân tích sinh học phân tử DNA, ñã thu hẹp từ 33 taxon xuống còn 14 taxon từ các tiêu bản ñược lưu giữ ở các phòng mẫu của Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng. Bên cạnh ñó, tác giả bổ sung thêm 6 loài rong mới cho danh mục rong biển Việt Nam từ các mẫu mà chính tác giả mới thu ñược trong thời gian 2002-2005 [ 10, 12]. Bài báo này công bố các kết quả về tu chỉnh, chỉnh sửa và bổ sung