Hai mẫu dầm liên hợp kích thước lớn sử dụng liên kết Perfobond được thí nghiệm để khảo sát ứng xử uốn của dầm. Dầm thép có tiết diện T ngược và liên kết kháng cắt dạng Perfobond được gắn với nhau dọc theo chiều dài dầm liên hợp thép – bê tông. Phần thép và Perfobond được làm từ thép SS400, phần bê tông được chế tạo bằng bê tông C60/75. Sự khác nhau giữa hai dầm liên hợp thép – bê tông là số lỗ liên kết trong liên kết kháng cắt dạng Perfobond. Một dầm được bố trí 10 lỗ liên kết và dầm kia được bố trí 22 lỗ liên kết trong mỗi dầm. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ liên kết đến ứng xử uốn của dầm liên hợp thép – bê tông sử dụng liên kết kháng cắt dạng Perfobond, như: khả năng chịu tải, chuyển vị, biến dạng tương đối giữa dầm thép và bản bê tông, các dạng phá hoại của dầm liên hợp. Kết quả thực nghiệm cho thấy hình thái liên kết ảnh hưởng đáng kể đến ứng xử uốn của dầm liên hợp thép – bê tông. Từ khóa: dầm liên hợp; liên kết kháng cắt; liên kết kháng cắt Perfobond; mức độ liên kết; biến dạng trượt tương đối; ứng xử uốn.
Trong bài báo này, một mô phỏng số để chẩn đoán tổn hao lực ứng suất trước trong vùng neo cáp của kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước sử dụng đáp ứng trở kháng cơ-điện được giới thiệu. Đầu tiên, lý thuyết về đáp ứng trở kháng cơ-điện sử dụng cảm biến PZT (Lead Zirconate Titanate) và các chỉ số đánh giá hư hỏng dựa vào sự thay đổi của đáp ứng trở kháng được trình bày. Tiếp theo, một mô hình phần tử hữu hạn cho vùng neo cáp của một dầm bê tông cốt thép ứng suất trước được mô phỏng bằng phần mềm ANSYS. Các trường hợp hư hỏng được khảo sát là tổn hao lực ứng suất trước trong dầm tương ứng với các mức độ khác nhau. Độ tin cậy của kết quả mô phỏng được kiểm chứng bằng việc so sánh với kết quả thực nghiệm. Cuối cùng, các chỉ số đánh giá hư hỏng được xác định nhằm cảnh báo tổn hao lực ứng suất trước trong dầm. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp trở kháng đạt được hiệu quả cao trong việc chẩn đoán tổn hao lực ứng suất trước trong vùng neo cáp. Từ khóa: cảm biến PZT; chẩn đoán kết cấu; lực ứng suất trước; trở kháng cơ-điện; vùng neo cáp.
Quá trình phản ứng thủy hóa trong bê tông sinh ra nhiệt và kích thước khối bê tông lớn làm cho khả năng tản nhiệt thấp dẫn đến nhiệt độ tăng nhanh trong giai đoạn đầu của quá trình đông kết. Lượng nhiệt thủy hóa cần được đánh giá và kiểm soát trong quá trình đổ bê tông và bảo dưỡng nhằm hạn chế khả năng gây nứt trong bê tông. Bài viết này trình bày 2 phương pháp thí nghiệm đo lượng nhiệt thủy hóa của bê tông là phương pháp Mockup và phương pháp đoạn nhiệt. Các giá trị này sẽ được so sánh với giá trị nhiệt độ thực tế đo được tại hố móng công trình. Bên cạnh đó, dữ liệu của phương pháp thí nghiệm đoạn nhiệt được sử dụng cho bài toán mô phỏng phần tử hữu hạn nhằm dự đoán trường nhiệt độ trong khối bê tông bằng phần mềm ANSYS. Kết quả cho thấy giá trị nhiệt lượng của mô phỏng gần đúng với nhiệt lượng đo được tại công trình. Như vậy, việc áp dụng thí nghiệm đoạn nhiệt trong việc dự đoán nhiệt độ của bê tông khối lớn có độ tin cậy cao, tiết kiệm chi phí và có thể được áp dụng hiệu quả trong giai đoạn lựa chọn thành phần cấp phối bê tông
Dầm bê tông cốt thép dự ứng Super Tee (Super-T) được biết đến với ưu điểm vượt nhịp lớn, khả năng giữ ổnđịnh lật trong mặt phẳng làm việc và chịu xoắn cao. Bên cạnh đó, quá trình thi công dầm nhanh và không quá phức tạp. Việc tìm hiểu quá trình phát triển ứng suất trong suốt các giai đoạn thi công và xác định cơ chế tạo ra vết nứt đang được quan tâm. Bài viết này trình bày phương pháp mô phỏng bằng phần mềm Atena để xác định cơ chế hình thành vết nứt xiên ở góc khấc. Kết quả mô phỏng cho thấy sự phát triển ứng suất theo trình tự các bước sản xuất dầm và xác định ứng suất tại vị trí đầu dầm, từ đó chỉ ra những nguyên nhân có thể dẫn đến sự hình thành của vết nứt tại khu vực góc khấc của dầm.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.