Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu nặng có đái tháo đường và so sánh sự khác biệt giữa nhóm này với nhóm không đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu mô tả ở 100 trường hợp NTCS nặng được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-12/2022. Kết quả: Ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu nặng có đái tháo đường: nguyên nhân do răng là thường gặp nhất (21,3%); Streptococcus sp (39,3%) và Klebsiella pneumoniae (26,2%) là những tác nhân thường gặp nhất; khoang dưới hàm (73,8%), khoang tạng (60,7%) và khoang cạnh họng (41,0%) là những khoang cổ thường bị ảnh hưởng; có sự gia tăng bạch cầu (14,7 ± 6,3 G/L) và CRP (235,6 ± 111,8 mg/L) lúc nhập viện; tắc nghẽn đường thở (49,2%) và viêm trung thất (36,1%) là những biến chứng thường gặp nhất. Khi so sánh với nhóm không có ĐTĐ, nhóm có ĐTĐ có tuổi trung bình cao hơn (59,6 và 52,9 tuổi; p=0,02) và Klebsiella pneumoniae thường gặp hơn (26,2% và 7,7%; p=0,02). Kết luận: Kháng sinh điều trị ban đầu nên bao phủ Streptococcus sp và Klebsiella pneumoniae ở bệnh nhân NTCS nặng có đái tháo đường.
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng cổ sâu (NTCS) là tình trạng nhiễm trùng nặng ảnh hưởng đến các khoang và mạc cổ sâu. Xác định các yếu tố tiên lượng (YTTL) NTCS nặng có thể đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các YTTL biến chứng trong NTCS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi phân tích hồi cứu và tiến cứu 257 trường hợp NTCS được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-7/2022. Hồi quy logistic đa biến được dùng để phân tích các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến biến chứng nhiễm trùng cổ sâu. Kết quả: Biến chứng xảy ra ở 100 trên 257 trường hợp. Hồi quy logistic đa biến cho thấy sự hiện diện khó thở (p<0,001), đau ngực (p=0,01), độ bão hòa oxy máu ngoại vi (SpO2) (p=0,01) thấp khi nhập viện, khoang sau họng (p=0,001), nhiều khoang cổ bị ảnh hưởng (p=0,01) và viêm mạc hoại tử (p<0,001) có nhiều khả năng bị biến chứng NTCS. Kết luận: Khó thở, đau ngực, SpO2, khoang sau họng, số khoang cổ bị ảnh hưởng và viêm mạc hoại tử là những YTTL biến chứng.
Đặt vấn đề: Điều trị kháng sinh ban đầu thích hợp đóng vai trò quan trọng trong nhiễm trùng cổ sâu, đặc biệt là trong những trường hợp nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát vi sinh và tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng cổ sâu nặng để hỗ trợ trong lựa chọn kháng sinh điều trị ban đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, mô tả hàng loạt ca ở những trường hợp NTCS nặng được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-7/2022 có kết quả cấy mủ và kháng sinh đồ. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 99 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu nặng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuổi trung bình là 57,3 ± 13,3 tuổi. Phân lập thành công tác nhân ở 67 trường hợp (67,7%). Streptococcus sp là thường gặp nhất (43,4%), tiếp đến là Klebsiella pneumoniae (19,2%), Staphylococcus aureus (6,1%) và Escherichia coli (3,0%). Streptococcus sp kháng cao với Clindamycin (60,0%), Tetracycline (54,6%) và nhóm Macrolides (40-55,0%). Klebsiella pneumoniae kháng Ampicillin 100%. Có sự gia tăng đề kháng với nhóm Cephalosporins của các vi khuẩn phân lập được. Vancomycin, Linezolid và nhóm Carbapenems có độ nhạy 100% đối với các vi khuẩn phân lập được. Kết luận: Vancomycin, Linezolid và nhóm Carbapenems nên được cân nhắc dùng trong kháng sinh điều trị ban đầu ở nhiễm trùng cổ sâu nặng.
Đặt vấn đề: Thang điểm LRINEC được đưa ra nhằm phân biệt sớm viêm mạc hoại tử với nhiễm trùng mô mềm khác. Ngoài ra, thang điểm LRINEC còn có thể tiên lượng kết cục xấu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa thang điểm LRINEC và viêm mạc hoại tử ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu và mối liên quan giữa thang điểm LRINEC với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu ở 62 trường hợp NTCS được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-7/2022, có điểm LRINEC được tính vào thời điểm nhập viện. Kết quả: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm LRINEC của nhóm viêm mạc hoại tử và nhóm không viêm mạc hoại tử (OR=1,21; KTC 95%: 0,96 – 1,53; p=0,1). Giá trị tiên lượng của thang điểm LRINEC với chẩn đoán viêm mạc hoại tử là không tốt (AUC= 0,6079; KTC 95%: 0,47 – 0,75). Điểm LRINEC có liên quan với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu (OR=1,48; KTC 95%:1,14 - 1,92, p=0,003). Giá trị tiên lượng của thang điểm LRINEC với biến chứng nhiễm trùng cổ sâu là trung bình (AUC=0,7249; KTC 95%: 0,59 – 0,86), với điểm cắt LRINEC ≥7 có độ nhạy 77,1% và độ đặc hiệu 74,1%. Kết luận: Thang điểm LRINEC là một công cụ hữu ích trong việc tiên lượng biến chứng nhiễm trùng cổ sâu.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ tử vong và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và tiến cứu 257 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2019-12/2022 và phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm ra các yếu tố tiên lượng tử vong. Kết quả: Tuổi trung vị của dân số nghiên cứu là 57 tuổi. Tỷ lệ tử vong là 6,6% (17/257). Hồi quy logistic đa biến cho thấy viêm phổi (OR=7,49; p=0,02), nhiễm trùng huyết (OR=145,79; p<0,001) và sốc nhiễm trùng (OR=221,33; p<0,001) là những yếu tố tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân NTCS. Kết luận: Tỷ lệ tử vong trong NTCS còn cao. Biến chứng NTCS gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, là những yếu tố tiên lượng tử vong.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.