. Tổng chiều dài các tuyến khảo sát ban ngày là 105,5 km và khảo sát đêm là 60,5 km. Với 300 bẫy các loại đã sử dụng và thực hiện được 4.500 ngày.bẫy. Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 32 loài gặm nhấm, trong đó có 23 loài qua mẫu vật, 4 loài qua quan sát trực tiếp và 5 loài qua mẫu vật của thợ săn và phỏng vấn dân địa phương. Đã xác lập danh sách gặm nhấm VQG PN-KB gồm 35 loài thuộc 5 họ (Sciuridae: 11 loài, Spalacidae: 2 loài, Muridae: 19 loài, Hysticidae: 2 loài và Laonestidae: 1 loài). So với danh sách gặm nhấm năm 2002, nghiên cứu này không ghi nhận lại được 3 loài, nhưng đã bổ sung thêm được 6 loài, trong đó có loài chuột trường sơn Laonastes aenigmamus. Trong số 4 loài sóc bay ghi nhận, tần suất bắt gặp cao nhất thuộc sóc bay lông chân, Belomys pearsonii (9,96 cá thể/km) và sóc bay trâu, Petaurista philippensis (7,97 cá thể/km). Hiệu quả bẫy bắt tính chung cho 18 loài gặm nhấm là 1,949 cá thể/100 ngày.bẫy. Trong đó, hiệu quả bẫy bắt của 8 loài chuyên ở rừng, lớn gấp gần 2 lần so với 10 loài không chuyên ở rừng (1,256 so với 0,692 cá thể/100 ngày.bẫy). Trong số 35 loài gặm nhấm ghi nhận được ở VQG PN-KB, có 6 loài cần được ưu tiên bảo tồn, bao gồm 5 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 2 loài trong Danh Lục Đỏ IUCN (2012) và 3 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Nguyên nhân đe dọa, làm suy giảm khu hệ gặm nhấm ở VQG PNKB là các hoạt động săn bắt động vật hoang dã và khái thác lâm sản trái phép. VQG PN-KB cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các tác động tiêu cực này.Từ khóa: Mammalia, Rodentia, đa dạng sinh học, gặm nhấm, Phong Nha-Kẻ Bàng. MỞ ĐẦUVườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PNKB) được thành lập năm 2001, diện tích hiện nay là 85.755 ha và đang được đề xuất mở rộng lên 123.326 ha. Địa hình chủ yếu là hệ thống các núi đá vôi cao từ 500-2.000 m so với mặt biển, bị chia cắt mạnh, hình thành các sườn dốc và các thung lũng hẹp. Hệ thống sông suối phức tạp với nhiều đoạn sông, suối chảy ngầm dưới mặt đất. Thảm thực vật đặc trưng gồm các kiểu rừng thường xanh, rừng bán thường xanh trên núi đá vôi và rừng thường xanh đất thấp trong các thung lũng. Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng sự phức tạp của địa hình đã tạo cho VQG nhiều kiểu tiểu khí hậu khác nhau. Sự đa dạng của các điều kiện tự nhiên nói trên đã tạo nên hệ động vật, thực vật hoang dã rất đa dạng và phong phú. Chỉ riêng động vật có xương sống, ở đây đã thống kê được 134 loài thú, 390 loài chim, 157 loài cá [11], 93 loài bò sát và 45 loài lưỡng cư [17]. Vì vậy, VQG PNKB có vai trò rất quan trọng đối với bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học không chỉ cho Việt Nam mà cho toàn cầu [3,11,15, 17].Tuy nhiên, khu hệ gặm nhấm ở VQG PNKB còn ít được nghiên cứu. Trước năm 2000, không có các nghiên cứu chuyên sâu về gặm nhấm mà chỉ có các đợt khảo sát khu hệ thú nói chung, được thực hiện bởi một số tổ chức phi chính phủ: Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên, WWF (1997, 1999), Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật Quốc tế FFI (1998FFI ( , 1999 [15] và Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (1999). Meijboom và Hồ Thị Ngọc Lanh (2002) [11] trên cơ sở tổng...
This species was later recognized as living species of the ancient family Diatomyidae which was thought to be extinct since the Miocene, about 11 millions years ago. Conservation of this species is recommended at the highest priority not only due to its limited range but also due to its status as the single living representative of an ancient family. During biodiversity survey on small mammals in Phong Nha-Ke Bang National Park, Quang Binh Province, Central Vietnam, we obtained 4 specimens of unusual small animals in Thuong Hoa Commune, Minh Hoa District, Quang Binh Province. Based on analysis of appearance, body measurements and skull charasters of these specimens, we confirm that they belong to Laotian Rock Rat Laonastes aenigmamus which was described in 2005 based on specimens collected in Hin Nam No National Biodiversity Conservation Area, Khammoune Province, Lao PDR. Morphological features and some ecological attributes of this species are provided. This species is proposed to be included in the Checklist of wild mammal species of Vietnam under name as Truong son Rat (Annamite Rat). Main threats to Annamite Rat in Vietnam are wildlife hunting/snaring and forest destruction. Snaring small mammals for food and for trade is common habit of local residents in Thuong Hoa and nearby communes. Urgent conservation actions and further studies on population genetics and ecology of this elusive species are recommended.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.