Nghiên cứu thực trạng sâu răng sữa được tiến hành trên 586 trẻ 4-6 tuổi thuộc trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non mùng 10/10. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sâu răng tạo lỗ trong nghiên cứu tương đối cao (60,1 %), tỷ lệ sâu răng ở nữ cao hơn nam (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Tỷ lệ sâu răng cao nhất nằm ở vị trí các răng hàm hàm dưới (31,8 %) và răng cửa hàm trên (21,1%). Chỉ số sâu mất trám của trẻ tăng dần theo lứa tuổi. Chỉ số sâu mất trám chung của trẻ trong nghiên cứu là 3,79.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1453 trẻ nhằm mô tả thực trạng răng sữa dính, răng sữa sinh đôi và đánh giá tình trạng khớp cắn của các trẻ có răng bất thường này ở một số trường mẫu giáo tại Hà Nội, Việt Nam năm 2017. Kết quả: nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ răng dính, răng sinh đôi là 2,4%, trong đó răng dính chiếm 92,1% và răng sinh đôi chiếm 7,9%; bất thường răng dính, răng sinh đôi đều xảy ra ở vùng răng trước và 89,5% xảy ra ở hàm dưới; 6,7% răng dính gặp ở hai bên. Tương quan răng hàm sữa thứ hai theo bình diện giới hạn phía xa của trẻ có răng dính, răng sinh đôi: kiểu bậc gần chiếm 45,7%, kiểu mặt phẳng chiếm 37,2%, kiểu bậc xa 17,1%. 100% cung răng của trẻ có răng sinh đôi không có khe hở và 90,6% trẻ có răng dính có cung răng có khe hở. Kết luận: răng dính, răng sinh đôi là bất thường răng hiếm gặp, răng dính hay gặp hơn răng sinh đôi. Việc xuất hiện răng dính, răng sinh đôi trên cung hàm có những ảnh hưởng nhất định đến khớp cắn của trẻ.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và X-quang của các răng hàm sữa ở trẻ 3-8 tuổi có chỉ định điều trị tuỷ buồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 136 răng hàm sữa có chỉ định điều trị tuỷ buồng ở 50 bệnh nhân trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, đến khám và điều trị tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội năm 2018-2021. Các răng hàm sữa đạt tiêu chuẩn lựa chọn được mô tả các triệu chứng lâm sàng (gồm có: loại răng; vị trí, kích thước lỗ sâu; tính chất đáy lỗ sâu), X-quang (giai đoạn tiêu chân răng sữa) và các đặc điểm chung của bệnh nhân (tuổi, giới). Kết quả: Trong 50 bệnh nhân trẻ em được khám và điều trị tuỷ buồng, số trẻ nam (28 trẻ, chiếm 56,00%) cao gấp 1,27 lần số trẻ nữ (22 trẻ, chiếm 44,00%), số trẻ 3-5 tuổi (30 trẻ, chiếm 60,00%) gấp 1,5 lần số trẻ 6-8 tuổi (20 trẻ,chiếm 40,00%). Trong 136 răng có chỉ định điều trị tuỷ buồng, vị trí sâu răng hay gặp nhất ở mặt nhai phối hợp mặt bên (60 răng, chiếm 44,12%), sau đó là mặt bên (46 răng, chiếm 33,82%), ít gặp nhất là mặt nhai (30 răng, chiếm 22,06%); loại kích thước lỗ sâu hay gặp nhất là trung bình (60 răng, chiếm 44%); ác chân răng hàm sữa ở giai đoạn I và II. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy trong 50 bệnh nhân trẻ em được khám và điều trị tuỷ buồng, số trẻ nam nhiều hơn nữ, số trẻ 3-5 tuổi hay gặp hơn trẻ 6-8 tuổi. Các răng hàm sữa có chỉ định điều trị tuỷ buồng thường có lỗ sâu ở vị trí mặt bên phối hợp mặt nhai và kích thước trung bình; chân răng ở giai đoạn I hoặc II.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.