Nghiên cứu thực trạng sâu răng sữa được tiến hành trên 586 trẻ 4-6 tuổi thuộc trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non mùng 10/10. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sâu răng tạo lỗ trong nghiên cứu tương đối cao (60,1 %), tỷ lệ sâu răng ở nữ cao hơn nam (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Tỷ lệ sâu răng cao nhất nằm ở vị trí các răng hàm hàm dưới (31,8 %) và răng cửa hàm trên (21,1%). Chỉ số sâu mất trám của trẻ tăng dần theo lứa tuổi. Chỉ số sâu mất trám chung của trẻ trong nghiên cứu là 3,79.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1453 trẻ nhằm mô tả thực trạng răng sữa dính, răng sữa sinh đôi và đánh giá tình trạng khớp cắn của các trẻ có răng bất thường này ở một số trường mẫu giáo tại Hà Nội, Việt Nam năm 2017. Kết quả: nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ răng dính, răng sinh đôi là 2,4%, trong đó răng dính chiếm 92,1% và răng sinh đôi chiếm 7,9%; bất thường răng dính, răng sinh đôi đều xảy ra ở vùng răng trước và 89,5% xảy ra ở hàm dưới; 6,7% răng dính gặp ở hai bên. Tương quan răng hàm sữa thứ hai theo bình diện giới hạn phía xa của trẻ có răng dính, răng sinh đôi: kiểu bậc gần chiếm 45,7%, kiểu mặt phẳng chiếm 37,2%, kiểu bậc xa 17,1%. 100% cung răng của trẻ có răng sinh đôi không có khe hở và 90,6% trẻ có răng dính có cung răng có khe hở. Kết luận: răng dính, răng sinh đôi là bất thường răng hiếm gặp, răng dính hay gặp hơn răng sinh đôi. Việc xuất hiện răng dính, răng sinh đôi trên cung hàm có những ảnh hưởng nhất định đến khớp cắn của trẻ.
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh lý cầu thận mạn tính hay gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mắc mới hàng năm là 2 - 7/100000 trẻ trên tổng tỉ lệ mắc bệnh là 16/100000 trẻ. Tại Việt Nam (1981-1990) có 1414 trẻ mắc bệnh nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân của Khoa Thận - Tiết niệu. Theo y văn, những trẻ mắc bệnh thận mạn tính có sự thay đổi thành phần nước bọt khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh tác động đến nguy cơ mắc bệnh răng miệng của trẻ. Chức năng của nước bọt, bao gồm bôi trơn, đệm, bảo vệ cho mô răng, chức năng kháng khuẩn, chức năng trong việc nếm và tiêu hóa thức ăn, có thể bị chi phối bởi thay đổi dòng chảy và thành phần sinh hóa của nước bọt. Những trẻ mắc HCTHTP khởi phát là những trẻ ở giai đoạn đầu tiên của bệnh thì sự thay đổi trong nước bọt thế nào, vào thời điểm hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào so sánh những đặc tính của nước bọt tại hai giai đoạn diễn tiến bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả sự thay đổi chỉ số nước bọt của trẻ HCTHTP khởi phát vào thời điểm lần đầu chẩn đoán bệnh và sau 6 tháng theo dõi bệnh. Phương pháp nghiên cứu dọc tiến cứu được thực hiện ở 94 trẻ). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng lưu lượng nước bọt có kích thích sau giúp cải thiện khả năng đệm nước bọt giúp giảm nguy cơ sâu răng của trẻ. Hàm lượng canxi và clo tăng, tuy nhiên hàm lượng phốtpho trong nước bọt lại giảm nhẹ. Nhận thấy nhóm trẻ có tái phát bệnh có lưu lượng nước bọt thấp, độ đệm nước bọt trung bình, nguy cơ mắc sâu răng, cao răng cao hơn so với nhóm trẻ không tái phát bệnh.
Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu thận hay gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mới mắc hàng năm là 2 - 7/100000 trẻ trên tổng tỉ lệ mắc bệnh là 16/100000 trẻ. Tại Việt Nam (1981-1990) có 1414 trẻ mắc HCTH nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân của Khoa Thận - Tiết niệu, trong đó 1358 trẻ được chẩn đoán HCTH tiên phát (91,0%). Theo y văn, những trẻ mắc HCTH có sự tác động phá hủy mô quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng làm tăng tỉ lệ bệnh quanh răng ở trẻ. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh quanh răng và mối liên quan giữa bệnh và HCTH tiên phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ). Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số trẻ viêm lợi và phì đại lợi độ 1, cao răng gặp nhiều nhất ở trẻ 13-18 tuổi, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, thể bệnh, việc sử dụng loại thuốc điều trị và bệnh viêm lợi, phì đại lợi ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm xây dựng hệ dữ liệu hỗ trợ máy học để chẩn đoán sàng lọc sâu răng giai đoạn sớm ở trẻ 3 - 6 tuổi trên một số cơ sở thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng ảnh tổn tương sâu răng giai đoạn sớm trong kho dữ liệu của nghiên cứu này là 478 ảnh. Có sự đa dạng về số lượng và vị trí tổn thương sâu răng giai đoạn sớm ở cả 5 góc chụp ảnh trong miệng như ảnh toàn cảnh, ảnh bên phải, ảnh bên trái, ảnh hàm trên, ảnh hàm dưới lần lượt là: 505 răng, 362 răng, 363 răng, 50 răng và 90 răng. Kho dữ liệu được xây dựng có sự phân bố của các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm tập trung nhiều ở ảnh vùng mặt ngoài của răng với 994 tổn thương, mặt nhai là 65 tổn thương và mặt bên chỉ là 14 tổn thương.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.