Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 40%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính.Từ khoá: biến đổi khí hậu, mô hình canh tác nông nghiệp, người Xơ Đăng, Quảng Nam
Chúng tôi sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 để xây dựng dữ liệu bản đồ và cập nhật dữ liệu thuộc tính của cơ sở dữ liệu địa lý thuộc khu vực nghiên cứu. Thông tin đến từng thửa đất trên nền bản đồ địa chính đã được cập nhật, chỉnh lý. Dữ liệu DEM SRTM (Shuttle Radar Topography Mission) với độ phân giải cao cho thấy độ cao địa hình huyện Lý Sơn là 0–90 m so với mực nước biển và độ dốc dưới 5°; trong đó, điểm cao nhất nằm ở khu vực núi Thới Lới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho phép xây dựng dữ liệu bản đồ chi tiết cho khoảng 107 cơ sở lưu trú gồm khách sạn, nhà nghỉ và homestay, 15 nhà hàng và 16 điểm tham quan trên đảo.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Vườn quốc gia Yok Don để đánh giá biến động trạng thái rừng khộp bằng công nghệ GIS và viễn thám. Các bản đồ về hiện trạng, biến động trạng thái rừng khộp các giai đoạn 2001–2010, 2010–2020 và 2001–2020 với hệ số Kappa từ 0,76 đến 0,82, User’s Accuracy và Producer’s Accuracy đạt trên 70% đã được vẽ. Dữ liệu phân tích cho thấy từ 2001 đến 2020, diện tích rừng khộp giảm từ 10.4239,74 ha vào năm 2001 xuống 102.062,53 ha năm 2010 và 95.955,23 ha năm 2020. Trong đó, rừng khộp nghèo kiệt giảm 2.692,16 ha; rừng khộp trung bình và giàu giảm 8.805,99 ha; rừng khộp nghèo tăng 3213,64 ha. Những nguyên nhân chính dẫn đến biến động trạng thái rừng khộp bao gồm công tác quản lý và bảo vệ, sự phục hồi của các trạng thái rừng theo thời gian, hoạt động khai thác lâm sản trái phép và tác động từ hoạt động sinh sống, lao động và sản xuất của dân cư vùng lõi và vùng đệm.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận về mối quan hệ giữa quản lý di sản (QLDS) và phát triển du lịch (PTDL) ở thành phố Huế trên cơ sở giả định rằng mối quan hệ này không đơn thuần chỉ là xung đột hay hợp tác, mà nó phức tạp trong thực tế. Dữ liệu được thu thập từ các cuộc phỏng vấn sâu (n = 4), khảo sát trực tuyến (online) (n = 14) và phỏng vấn trực tiếp 90 du khách tại ba điểm du lịch: Hoàng Thành Huế (n = 30), Chùa Thiên Mụ (n = 30) và Lăng Khải Định (n = 30). Kết quả nghiên cứu đã làm rõ được thực tế phức tạp trong mối quan hệ giữa QLDS và PTDL với sáu trạng thái khác nhau. Các nhà quản lý và chuyên gia cho rằng đây là mối quan hệ cùng “chung sống hoà bình” (42,86%), theo sau là “hợp tác một phần” (28,57%). Du khách đánh giá mối quan hệ này ở nhiều trạng thái, trong đó, 25,37% thiên hướng về “cùng tồn tại hoà bình”, tiếp theo sau là 17,91% và 16,92% cho rằng đây là mối quan hệ “xung đột nhiều” và “có xung đột”. Kết quả sẽ là nguồn thông tin tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các chiến lược PTDL phù hợp với mối quan hệ năng động này, hướng tới sự phát triển bền vững.
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tích hợp GIS và Tiến trình Phân tích Thứ bậc xác định các khu vực thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tám yếu tố cần thiết cho nuôi tôm được phân thành hai nhóm chính, bao gồm: điều kiện xây dựng ao nuôi, điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội. Dựa trên AHP, tính toán trọng số của các yếu tố, sau đó ứng dụng GIS phân vùng thích hợp nuôi tôm. Kết quả cho thấy có khoảng 24,64% diện tích của huyện Đông Hòa (6.552 ha), phân bố trên địa bàn nhiều xã, hội đủ các điều kiện đất đai rất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Với kết quả đạt được, đã chứng minh tính hữu dụng của việc tích hợp GIS và AHP trong phân vùng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch vùng nuôi loài tôm này trên địa bàn nghiên cứu.Từ khóa: GIS, Tiến trình phân tích thứ bậc(AHP), Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.