Protein RdRp (RNA dependent RNA polymerase) của các virus có vai trò quan trọng trong chu trình sống của virus. Enzyme này được xem là mục tiêu cho các thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh. Trong nghiên cứu này, protein RdRp tái tổ hợp của gây bệnh tay chân miệng (FMDV) đã được tinh sạch vàkiểm tra các hoạt tính sinh hóa. Protein RdRp tái tổ hợp với độ tinh sạch hơn 98% đã được thu nhận và thể hiện hoạt tính RNA polymerase với sự tổng hợp RNA phụ thuộc mồi. Chúng tôi đã xác định được giá trị km và Vmax cho sự tổng hợp UTP lần lượt là 13,6 µM và 42 µM/giờ. kcat cho sự xúc tác phản ứng là 0,28 min-1 và kobs cho sự chuyển đổi cơ chất là 0,022 min-1. Chất ức chế cho hoạt động của enzyme DMUT cũng được kiểm tra và IC50 của DMUT là 26,79 µM. Như vậy, đặc điểm sinh hóa của enzyme RdRp của FMDV đã được xác định, đây là cơ sở cho việc sàng lọc các đối tượng thuốc trong phương pháp hóa trị liệu để phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng.
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên và là đối tượng cho việc sản xuất enzyme trên thế giới. Trong đó, amylase là một trong ba enzyme được sử dụng nhiều nhất trên thị trường enzyme công nghiệp và việc tìm kiếm các đối tượng vi sinh vật sản xuấtamylase mạnh và có khả năng hoạt động tốt trong các điều kiện cực đoan là cần thiết, đặc biệt xạ khuẩn là đối tượng tiềm năng cho sự sản xuất amylase công nghiệp. Trong nghiên cứu này, 23 chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ nhiều mẫu đất khác nhau, trong đó chủng xạ khuẩn RB-XK3 đã được tuyển chọn và định danh thuộc loài Streptomyces canus. Chủng xạ khuẩn này thể hiện khả năng sinh tổng hợp amylase tốt trong môi trường Gause II chứa 1% cơ chất tinh bột và 0,5% NH4NO3 với pH 8,0 tại 37C trong thời gian lên men là 96 giờ. Chủng xạ khuẩn RB-XK3 cho thấy tiềm năng sản xuất amylase trong môi trường kiềm thay vì trung tính như các chủng xạ khuẩn khác và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cellulase là enzyme được thu nhận chủ yếu từ vi sinh vật, có tác dụng thủy phân cellulose thành các phân tử đường có cấu trúc đơn giản hơn và được ứng dụng nhiều trong xử lý môi trường cùng nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như công nghiệp giấy, may mặc, thực phẩm,… Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát các điều kiện thích hợp cho sự sinh tổng hợp cellulase của chủng Bacillus amyloliquefaciens D19. Kết quả cho thấy sau khi nuôi cấy chủng vi khuẩn này trong môi trường có pH ban đầu là 5,0 bao gồm các thành phần như,5% rơm, 1% bột đậu nành (w/v), 1% NaCl (w/v), 0,5% cao nấm men (w/v) sau 48 giờ ở điều kiện lắc 150 vòng/phút và nhiệt độ 37°C, thì hoạt tính enzyme đạt cao nhất là 879,47 UI/ml. Kết quả này sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo như khảo sát các điều kiện bảo quản chế phẩm cellulase thô thu nhận được từ chủng vi khuẩn này, nghiên cứu lên men ở qui mô pilot, qui mô công nghiệp để thu cellulase với số lượng lớn, nghiên cứu sâu nhằm sản xuất chế phẩm enzyme thương mại hoặc ng dụng của cellulase cho nhiều mục đích khác nhau trên thực tiễn.
Việc tính toán các chỉ số sinh kế góp phần nắm bắt sự khác biệt về sinh kế của các hộ nông dân trên một khu vực nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, công tác điều tra sinh kế sẽ bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như chi phí, nhân công, khoảng cách khiến cho các điểm điều tra không thể bao trọn cả vùng nghiên cứu. Các phương pháp thống kê không gian mà cụ thể là phương pháp nội suy cho phép tính toán giá trị tại một vị trí thông qua các giá trị tại những vị trí đã biết bao quanh nó. Nghiên cứu áp dụng phương pháp IDW (Inverse Distance Weighting) để tính toán chỉ số tài sản sinh kế LAI (Livelihood Asset Index) cho toàn bộ khu vực gồm 3 huyện Tam Nông, Tháp Mười và Tân Hồng. Kết quả cho thấy, có sự phân bố không đồng đều về các nguồn vốn và chỉ số tài sản sinh kế giữa các xã cũng như các huyện trong khu vực nghiên cứul; đồng thời, còn chứng minh rằng, phương pháp IDW là một công cụ hữu hiệu trong thống kê không gian với độ chính xác cao. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu có thể được dùng để đánh giá hiện trạng sinh kế, góp phần tạo sự liên kết giữa các vùng trong khu vực nghiên cứu và hướng đến phát triển bền vững.
Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, 20 chủng xạ khuẩn đã được phân lập và 10 chủng xạ khuẩn có khả năng sinh tổng hợp amylase ngoại bào đã được tuyển chọn. Qua định danh sơ bộ, chúng tôi xác định được 2 chủng VTXK10 và VTXK11 có sự tương đồng với xạ khuẩn Amycolaptosis sp., trong khi chủng RBXK3 có độ tương đồng với chủng xạ khuẩn Streptomyces canus. Chế phẩm xạ khuẩn được sử dụng xử lý nước thải giàu tinh bột, kết quả cho thấy chỉ số BOD5 giảm 61,6-65,1%, giá trị COD giảm 48,7-53,8% và hàm lượng tinh bột tương đối trong nước thải giảm 31,1-38,4%. Ngoài ra, pH của nước thải sau xử lý đã tiệm cận với giá trị trung tính. Thử nghiệm ảnh hưởng của nước thải được xử lý lên sự phát triển của hạt đậu xanh cho thấy hạt đậu xanh phát triển tương tự như trong đối chứng được tưới với nước cất. Nghiên cứu này đã cho thấy tiềm năng ứng dụng của xạ khuẩn trong xử lý nước thải giàu tinh bột bằng phương pháp sinh học, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.