Nghiên cứu cắt ngang trên 222 đối tượng học viên sau đại học tại Đại học Y Hà Nội trong đó (59,91%) đã tốt nghiệp Thạc sĩ/CKI và (40,09%) đang học sau Đại học. Điểm trung bình các kỹ năng nghiên cứu của tất cả đối tượng (3,32 ± 0,58) trên thang đo 5 điểm; Kỹ năng có điểm trung bình thấp nhất là “Phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích” (3,19 ± 0,71), điểm trung bình cao nhất gồm 2 kỹ năng “Xây dựng đề tài” (3,34 ± 0,63) và kỹ năng “Lập luận” (3,34 ± 0,64). Hình thức và phương pháp đào tạo được lựa chọn nhiều nhất “Đào tạo theo nhóm và được hỗ trợ nhiều hơn từ người hướng dẫn” nhóm chưa tốt nghiệp (32,58%) cao hơn so với nhóm đã tốt nghiệp (11,28%) và phương pháp “Đào tạo lý thuyết song song với thực hành” với nhóm Đã tốt nghiệp (56%) và Chưa tốt nghiệp (62,92%) sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê. Tình trạng tốt nghiệp sau đại học và mức độ quan tâm của giảng viên là yếu tố liên quan đến năng lực nghiên cứu của học viên sau đại học.
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế dự phòng. Nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và thang đo tác động quy mô sự kiện(IES-R) trên 455 nhân viên y tế từ các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) ở 4 tỉnh trong đại dịch COVID-19 vào năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy 45,93% đối tượng có vấn đề sức khỏe tâm thần cần được quan tâm, 8,8% có ảnh hưởng sức khỏe tâm thần lâu dài trong nhiều năm, và 2,8% được chẩn đoán mắc trạng thái căng thẳng. Điểm trung bình của “Ám ảnh” về COVID 19 là cao nhất (11,34 ± 6,67), tiếp theo là “Tránh” (7,35 ± 5,79) và “Phản ứng thái quá” (6,86 ± 5,20). Cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại khoa phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm thường tránh mắc bệnh hơn các nhân viên làm công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Nhân viên nữ có nguy cơ bị ám ảnh, né tránh và mắc bệnh thái quá cao hơn nam giới.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 2008-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng “phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích” của đối tượng đạt điểm trung bình thấp nhất với 2,94; trong đó, điểm trung bình sinh viên tốt nghiệp năm 2020 (2,99±0,60) cao hơn so với sinh viên tốt nghiệp năm 2008-2019 (2,90±0,69). Về nhu cầu tăng nội dung khóa học, thống kê chiếm tỷ lệ cao nhất (44,52%). Nhu cầu tăng đào tạo về thực hành ở nhóm tốt nghiệp năm 2008-2019 (38%) cao hơn nhóm tốt nghiệp năm 2020 (17,39%). Về phương pháp đào tạo: 60,93% đối tượng chọn được giảng viên hướng dẫn và hợp tác nhiều hơn; tỷ lệ chọn khuyến khích sinh viên thực hiện và xuất bản bài báo khoa học ở nhóm 2008-2019 (31,32%) thấp hơn nhóm năm 2020 (38,26%). Về hình thức lượng giá, thực hành một đề tài nghiên cứu theo nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 76,01%. Các sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Một số yếu tố như giới tính, năm tốt nghiệp, có sản phẩm khoa học và mức độ tham gia của giảng viên ảnh hưởng đến điểm trung bình các kỹ năng nghiên cứu.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.