Mục tiêu: Phân tích đặc điểm một số xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân <5 tuổi là 17,7%; từ 6-10 tuổi là 36,4%; từ 11-15 tuổi là 17,7%. Tỉ lệ bệnh nhân nam là 40,6%; nữ là 59,4%. Tỉ lệ bệnh nhân tăng số lượng tiểu cầu là 36,5%. Tỉ lệ tăng PT (giây) là 44,8%; giảm PT (%) là 25,0% và tăng PT (INR) là 32,3%. Tỉ lệ tăng APTT (giây) là 68,8%; tăng APTT (ratio) là 47,9%. Tỉ lệ giảm fibrinogen là 12,5%. Kết luận: Có tình trạng rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia, chủ yếu là giảm đông máu.
I. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, bài toán "Lý thuyết hàng đợi" hay "Lý thuyết phục vụ đám đông" [1] được ứng dụng khá rộng rãi trong thực tế. Trong các hệ thống hàng đợi thường xuyên diễn ra hai quá trình: Quá trình phát sinh yêu cầu và quá trình phục vụ yêu cầu ấy. Song trong quá trình phục vụ của hệ thống, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xảy ra các tình trạng sau: Quá trình phục vụ không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và do đó dẫn đến nhiều yêu cầu phải đợi để được phục vụ; ngược lại, có thể xảy ra tình trạng khả năng phục vụ của hệ thống vượt quá yêu cầu sử dụng dịch vụ, kết quả là hệ thống không được sử dụng hết phương tiện phục vụ. Yêu cầu đặt ra là phải đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống, tính toán hay dự báo được khả năng khả năng phát triển của hệ thống để có thể có những đầu tư một cách phù hợp để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa tránh lãng phí do đầu tư không hợp lý.Để giải bài toán trên, chúng ta có thể tìm kiếm và giải quyết bằng các mô hình toán học, hoặc tìm ra các giải thuật và sử dụng các ngôn ngữ lập trình truyền thống (như C++, Pascal, Java,…) để xây dựng chương trình và đưa ra các kết quả cần tìm. Tuy nhiên, việc sử dụng các công thức toán học mà lý thuyết hàng đợi cung cấp để tính toán, cũng như mô phỏng hệ thống bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình truyền thống là khá phức tạp, khó khăn, vì khi lập trình chúng ta phải quản lý các sự kiện theo một mô hình nhiều sự kiện xảy ra đồng thời và cần xây dựng các hàm ngẫu nhiên sinh các sự kiện. Do đó, có một số công cụ mô phỏng (như GPSS, Petri Nets, MatLab,…) phục vụ cho việc mô phỏng và tính toán trên các mô hình hàng đợi trở nên thuận tiện và trực quan hơn.Ngôn ngữ lập trình GPSS (General Purpose Simulation System) [3-6] là một phần mềm dựa trên ngôn ngữ của máy tính mô phỏng dùng để mô phỏng các sự kiện rời rạc, được nhận định là hiệu quả nhất hiện nay. GPSS dự đoán các hành vi trong tương lai của các hệ thống hàng đợi. Các đối tượng của ngôn ngữ này được sử dụng tương tự như các thành phần chuẩn của một hệ thống hàng đợi, như là các yêu cầu đầu vào, các thiết bị phục vụ, hàng đợi… Với tập hợp đầy đủ các thành phần như vậy cho phép xây dựng các mô phỏng phức tạp trong khi vẫn đảm bảo những thuật ngữ thông thường của hệ thống hàng đợi.Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu về công cụ mô phỏng GPSS và đưa ra quy trình, cách thức dùng công cụ GPSS để xây dựng và mô phỏng toán học các bài toán hàng đợi. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1) Lý thuyết hàng đợiLý thuyết hàng đợi là một nhánh của xác suất thống kê, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: mạng truyền thông, hệ thống bán vé, thanh toán trong siêu thị, làm thủ tục tại sân bay,... Lý thuyết hàng đợi tập trung trả lời các câu hỏi như: trung bình thời gian đợi trong hàng đợi, trung bình thời gian phản hồi của hệ thống (thời gian đợi trong hàng đợi cộng thời gian phục vụ), nghĩa là sự sử dụng của các thiết bị phục vụ, phân phối số lượng khách hàng trong hàng đợi, phân phối khách hàng trong hệ thống.Một hệ thống hàng đợi gồm các thành phần cơ bản sau (Hình 1):-Tiến trình vào...
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị truyền máu ở bệnh nhân bị thalassemia. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2021. Mô tả cắt ngang. Kết quả: 100% bệnh nhân có tình trạng quả tải sắt trong đó quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%. Bệnh nhân có tình trạng lách to và đã cắt lách chiếm tỷ lệ 83%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân có lách to độ I – II là cao nhất (50,9%). Tình trạng gan to chiếm 74,4%, sạm da chiếm 58,5%; vàng da chiếm 86,8%. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là: 65,91 ± 12,33g/l. 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Khoảng cách giữa hai lần truyền máu liên tiếp của bệnh nhân nhóm nghiên cứu trung bình là 4,82 ± 1,26 tuần. Thể tích khối hồng cầu (KHC) truyền trong 1 đợt điều trị trung bình là 477,36 ± 179,36ml. Nồng độ Hb lúc ra viện trung bình là 102,13 ± 10,45 g/l. Mức tăng nồng độ Hb trung bình là 36,83 ± 13,84g/l. Nhu cầu truyền máu/năm trung bình là 251,58 ± 113,05ml/kg/năm. Tốc độ giảm nồng độ Hb theo tuần trung bình là 5,25 ± 3,54 g/l/tuần. Kết luận: Bệnh nhân đều có một số đặc điểm lâm sàng như: tình trạng gan to, sạm da, vàng da, lách to. Nồng độ Hb lúc nhập viện trung bình là rất thấp (65,91 ± 12,33g/l); 20,8% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Coombs dương tính. Nhu cầu truyền máu của các bệnh nhân theo năm rất cao (251,58 ± 113,05 ml/kg/năm). Tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng quá tải sắt mức độ nặng chiếm 67,9%, đối tượng này cần được thảisắt tích cực và theo dõi các biến chứng.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bằng Deferasirox trên bệnh nhi Beta Thalassemia có quá tải sắt. Đối tượng: Gồm 32 bệnh nhân beta thalassemia được chẩn đoán có quá tải sắt tại Khoa huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 01/2021 đến 06/2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Kết quả: 32 bệnh nhân theo dõi kết quả điều trị trong thời gian nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng trước và sau điều trị tương ứng là là 75,00% và 68,76%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng sau điều trị có giảm sức co bóp cơ tim là 54,17% giảm hơn so với tỷ lệ trước điều trị 62,50%. Tỷ lệ bệnh nhân quá tải sắt mức độ nặng sau điều trị có rối loạn nhịp tim là (58,33%) giảm hơn so với tỷ lệ trước điều trị (70,83%). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân nam là 53,12%, nữ là 46,88%. Hemoglobin trung bình của nhóm bệnh nhân nam và nữ tương ứng là: 71,9 ± 15,4 và 77,5 ± 16,1. Deferasirox 35-50mg/kg/24h kết hợp trruyền máu đảm bảo Hb > 100 g/l thường xuyên, liên tục có hiệu quả trong duy trì không làm tăng tình trạng quá tải sắt và biến chứng suy tim trên bệnh nhân beta thalassemia
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.