In teaching speaking, information gap activities are viewed as a useful tool which provides many advantages in teaching speaking language owning to the benefits it offers. Information gap activities give learners real motivation to communicate as they have opportunities to practice in actual situations. They give learners the chance to exchange information through communication. This research aims to investigate EFL teachers’ perceptions of information gap activities (IGAs) in teaching speaking English and to explore teachers’ reflections on the use of these activities in their classroom. The research adopted both quantitative and qualitative approaches. Data was collected using a questionnaire with 43 secondary school EFL teachers the Mekong Delta and in-depth interviews. We found that teachers interviewed had good perceptions of the use of information gap activities. Their knowledge of the roles, usefulness and characteristics of information gap activities as well as of how to use these activities effectively through their reflection on how they use these activities in their classrooms.
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 ở đối tượng sau tiêm vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer. Đối tượng và phương pháp: 221 người đã tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin phòng COVID-19 (92 người tiêm vắc xin AstraZeneca, 41 người tiêm vắc xin Moderna và 88 người tiêm vắc xin Pfizer) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022 theo qui trình tiêm của Bộ Y Tế. Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG trong huyết thanh sau tiêm mũi 2 được định lượng bằng kĩ thuật miễn dịch hóa phát quang tự động trên máy DXI800 (Hãng Beckman Coulter, Mỹ). Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và so sánh phù hợp để đánh giá sự biến đổi nồng độ kháng thể theo thời gian và so sánh nồng độ kháng thể đáp ứng sau tiêm tại các thời điểm khác nhau giữa các loại vắc xin. Kết quả: Trong giai đoạn đỉnh của đại dịch COVID-19 từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, người tiêm mũi thứ hai có tỷ lệ nhiễm sau tiêm thấp (1,3%) hơn có ý nghĩa so với người sau tiêm mũi thứ nhất (4,5%) và trước tiêm (6,3%). Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG sau tiêm 2 mũi vắc xin Moderna hoặc Pfizer cao hơn có ý nghĩa so với vắc xin AstraZeneca (p<0,0001). Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG tăng dần sau tiêm và đạt mức độ cao vào tháng 3-4 sau tiêm mũi một hoặc mũi thứ 2. Sau đó, giảm dần theo thời gian trong các tháng sau đó. Kết luận: Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG đạt được sau tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer cao hơn so với AstraZeneca. Nồng độ kháng thể trong huyết thanh các đối tượng giảm dần theo thời gian gợi ý cần thiết có những liều tiêm vắc xin nhắc lại hàng năm.
Nhiễm khuẩn huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết giúp giảm tỉ lệ tử vong, thời gian nằm viện và cải thiện tiên lượng của bệnh nhân. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của một số chỉ số bạch cầu hạt mở rộng trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 3 nhóm bệnh nhân gồm 120 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, 60 bệnh nhân nhiễm khuẩn tại chỗ và 120 bệnh nhân không nhiễm khuẩn từ tháng 2/2022 đến tháng 2/2023. Số lượng bạch cầu, bạch cầu hạt chưa trưởng thành (số lượng IG#, IG%) và các chỉ số mở rộng của bạch cầu trung tính (NE-SFL, NE-SSC, NE-WY) được ghi nhận trên 3 nhóm và tiến hành so sánh. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số IG#, IG% giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết và 2 nhóm còn lại. Chỉ số IG#, IG% có giá trị tốt hơn số lượng bạch cầu (WBC), tỉ lệ bạch cầu trung tính (Neut%) trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tại chỗ với diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 0,77 và 0,76. Tại ngưỡng cut-off tối ưu 0,045 G/L, chỉ số IG# có độ nhạy (Se) = 71,2%, độ đặc hiệu (Sp) = 73,9% trong chẩn đoán NKH. Tại ngưỡng cut-off tối ưu 0,45%, chỉ số IG% có Se = 72,6%, Sp = 71,1% trong chẩn đoán NKH. Các chỉ số khác của bạch cầu trung tính như NE-SFL, NE-SSC, NE-WY chưa tìm thấy sự khác biệt giữa các nhóm bệnh. Kết luận: chỉ số IG#, IG% có giá trị tốt trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, có thể được sử dụng kết hợp các chỉ số khác để chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 20 bệnh nhân từ 2,5 tháng đến 12,5 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV-1 mới và được điều trị thuốc kháng virus (ARV) tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2014 - 2017. Kết quả cho thấy số lượng tế bào lympho TCD4 tăng có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm 12 tháng và 18 tháng sau điều trị với p lần lượt là 0,009 và 0,046. Tỷ lệ % các tế bào lympho TCD4 tăng có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau điều trị với p là 0,011; 0,001 và p < 0,001. Số lượng các tế bào dưới nhóm lympho TCD4 như tế bào Th1 tăng tại thời điểm 12 tháng sau điều trị, tế bào Th2 tăng tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau điều trị. Số lượng tế bào Th17 chưa thấy có thay đổi có ý nghĩa thống kê. Số lượng tế bào lympho TCD8 không thay đổi theo thời gian điều trị, tuy nhiên tỷ lệ các tế bào TCD8 hoạt hoá giảm rõ rệt theo thời gian điều trị ARV với p < 0,001.
Mục tiêu: Đánh giá được sự thay đổi hình thái chức năng tim thai ở sản phụ tiền sản giật. Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh: 20 sản phụ tiền sản giật ≥18 tuổi có thai từ 28 tuần trở lên, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính. Nhóm chứng: 20 sản phụ khỏe mạnh có tuổi mẹ và tuổi thai tương đương, thai tự nhiên, không mắc các bệnh cấp và mạn tính; Cả hai nhóm đều thực hiện xét nghiệm sàng lọc cơ bản trước sinh bình thường, đến khám và điều trị tại Khoa Phụ Sản và Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 08/2019 đến 8/2020.Thực hiện siêu âm tim thai và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Kết quả và kết luận: Chỉ số tim ngực và bề dày các thành tim của thai nhi ở nhóm sản phụ TSG lớn hơn so với nhóm chứng ( p<0,001). Chức năng tâm thu của thai nhi ở sản phụ TSG giảm hơn so với của thai nhi ở mẹ bình thường, biểu hiện ở sự giảm chức năng tim toàn bộ - tăng chỉ số Tei thất phải (0,39 ± 0,02 ở sản phụ TSG, 0,36 ± 0,05 ở sản phụ thường, p=0,022) và tăng chỉ số Tei thất trái (0,42 ± 0,02 ở sản phụ TSG và 0,40 ± 0,04 ở sản phụ thường, p=0,025), trong khi phân suất co rút cơ thất trái không thay đổi (32,84 ± 2,09 ở sản phụ TSG và 35,02 ± 5,31 ở sản phụ thường, p=0,101)
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.