Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 ở đối tượng sau tiêm vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer. Đối tượng và phương pháp: 221 người đã tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin phòng COVID-19 (92 người tiêm vắc xin AstraZeneca, 41 người tiêm vắc xin Moderna và 88 người tiêm vắc xin Pfizer) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào thời gian từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022 theo qui trình tiêm của Bộ Y Tế. Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG trong huyết thanh sau tiêm mũi 2 được định lượng bằng kĩ thuật miễn dịch hóa phát quang tự động trên máy DXI800 (Hãng Beckman Coulter, Mỹ). Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và so sánh phù hợp để đánh giá sự biến đổi nồng độ kháng thể theo thời gian và so sánh nồng độ kháng thể đáp ứng sau tiêm tại các thời điểm khác nhau giữa các loại vắc xin. Kết quả: Trong giai đoạn đỉnh của đại dịch COVID-19 từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, người tiêm mũi thứ hai có tỷ lệ nhiễm sau tiêm thấp (1,3%) hơn có ý nghĩa so với người sau tiêm mũi thứ nhất (4,5%) và trước tiêm (6,3%). Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG sau tiêm 2 mũi vắc xin Moderna hoặc Pfizer cao hơn có ý nghĩa so với vắc xin AstraZeneca (p<0,0001). Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG tăng dần sau tiêm và đạt mức độ cao vào tháng 3-4 sau tiêm mũi một hoặc mũi thứ 2. Sau đó, giảm dần theo thời gian trong các tháng sau đó. Kết luận: Nồng độ kháng thể SARS-CoV-2 IgG đạt được sau tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer cao hơn so với AstraZeneca. Nồng độ kháng thể trong huyết thanh các đối tượng giảm dần theo thời gian gợi ý cần thiết có những liều tiêm vắc xin nhắc lại hàng năm.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa của viên nén BogaTN trên thực nghiệm. Chuột nhắt được chia ngẫu nhiên vào 5 lô, mỗi lô 10 con: lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (silymarin) và viên nén BogaTN liều 1,55g cao khô dược liệu/kg/ngày và 4,64g cao khô dược liệu/kg/ngày. Chuột được cho uống thuốc thử hoặc nước cất liên tục trong 8 ngày. Đến ngày thứ 8, sau khi uống thuốc thử 2h, tiến hành gây tổn thương tế bào gan bằng cách cho chuột từ lô 2 đến lô 5 uống paracetamol liều 400 mg/kg. Sau 48h gây độc bằng paracetamol, tiến hành định lượng hoạt độ enzym AST, ALT, GGT, nồng độ albumin, bilirubin toàn phần, chỉ số MDA (malondialdehyd) gan chuột, trọng lượng gan và hình thái đại thể, vi thể gan chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên nén BogaTN cả 2 liều đều có tác dụng bảo vệ gan cấp tính trên mô hình gây độc gan bằng paracetamol thông qua làm giảm hoạt độ AST, ALT, GGT so với lô mô hình, làm tăng nồng độ albumin, xu hướng giảm bilirubin toàn phần và có tác dụng cải thiện tổn thương giải phẫu bệnh gan chuột so với lô mô hình.
Mục tiêu: 1/Mô tả thực trạng đánh giá điểm thường xuyên tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ năm 2016-2019. 2/Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá điểm thường xuyên. Phương pháp: nghiên cứu mô tả ngang qua khảo sát ý kiến 144 giảng viên giảng dạy các học phần giai đoạn 2016-2019 tại Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Kết quả: 98.6 % giảng viên đã phổ biến công khai tỷ lệ, hình thức đánh giá điểm thường xuyên trong đề cương chi tiết; Hình thức đánh giá điểm thường xuyên: bài kiểm tra viết 15 phút: 94.4%; Kết quả thảo luận nhóm: 56.9%; Trả lời câu hỏi trên lớp: 34.7%; đánh giá kết quả tự học: 23.6%; Số lần kiểm tra thường xuyên: 1 lần: 40.3%; hai lần trở lên: 59.7%. Cách tính điểm thường xuyên giữa các giảng viên: tính điểm trung bình cộng giữa các lần kiểm tra: 88.9%: chỉ lấy điểm cao nhất: 4.2%; lấy điểm bài kiểm tra cuối cùng 4.2%; lấy điểm ngẫu nhiên: 2.8%; Giảng viên phổ biến đáp án, thang điểm, chữa bài sau khi kiểm tra: 86.1%; trả bài cho SV sau khi kiểm tra: 70.8%; 90.3 % giảng viên cho rằng: cần thiết ban hành quy định đánh giá điểm thường xuyên.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét vai trò của các yếu tố về cam kết tổ chức và cơ cấu tổ chức đối với chất lượng của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) ở các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu gồm 175 đối tượng đang làm việc ở các vị trí kế toán trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi (từ tháng 3 năm 2017 – 6 năm 2017) và sau đó được dùng để phân tích thống kê mô tả và thực hiện các kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng HTTTKT chịu sự tác động của 2 yếu tố là cam kết tổ chức và cơ cấu tổ chức. Trong đó yếu tố cơ cấu tổ chức là có tác động mạnh hơn.
Đặt vấn đề: Viêm tai giữa cấp (VTGC) là tình trạng nhiễm trùng, ứ đọng dịch trong tai giữa. Bệnh thường khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn, với các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi liên quan với nhau. Mục tiêu: Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với hình ảnh nội soi viêm tai giữa cấp ở trẻ em tại Bệnh viện E trong giai đoạn 2019 - 2020. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 40 bệnh nhân dưới 16 tuổi, được chẩn đoán VTGC, được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện E từ tháng 9/2019 đến 4/2020. Kết quả và bàn luận: Sốt nhẹ: 37,5%, sốt vừa: 20%, sốt cao: 22,5%; Đau tai nhẹ chiếm 40%, đau tai nhiều 25%; Không chảy tai 77,5%, chảy tai chiếm 22,5%; Màng nhĩ sung huyết chiếm 35%, màng nhĩ phồng ứ mủ 42,5%, màng nhĩ thủng 22,5%. Kết luận: Kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng với hình ảnh nội soi giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn của viêm tai giữa cấp từ đó đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể và phù hợp.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.