Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu suất của đất ngập nước (ĐNN) nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang (HSSF) và phương đứng (VF) có vật liệu nền là xỉ than tổ ong và trồng cỏ voi. Thí nghiệm được tiến hành trên mô hình phòng thí nghiệm với lưu lượng nạp của nước thải sinh họat là 85 lít/ngày. Tải lượng nạp BOD5, COD, TN, TP vào mô hình lần lượt là 7,47 g/m2.ngày, 3,17 g/m2.ngày, 1,43 g/m2.ngày, 0,12 g/m2.ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý giảm đáng kể và đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT trong cả hai mô hình HSSFCW và VFCW. Hiệu suất xử lý của HSSFCW và VFCW đối với các chỉ tiêu lần lượt là SS: 88,7% và 92,4%; BOD5: 95,3% và 92,6%; COD: 94,3% và 92,6%; TN: 54,1% và 47,5%; N-NO3-: 38,4% và 33,6%; TP: 73,5% và 63,2%; P-PO43-: 87,6% và 59,7%. Nhìn chung, mô hình HSSFCW có hiệu suất loại bỏ các chất ô nhiễm tương đối cao hơn mô hình VFCW, ngoại trừ chỉ tiêu SS. Cỏ voi phát triển tốt và cho sinh khối cao trong thí nghiệm. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy xỉ than tổ ong có thể tái sử dụng làm chất nền trong ĐNN nhân tạo dòng chảy ngầm. Bên cạnh đó, cỏ voi có thể trồng trong hệ thống ĐNN dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt. ABSTRACT This study aimed to evaluate the performances of horizontal subsurface flow (HSSF) and vertical flow (VF) constructed wetlands (CW) using combusted beehive charcoal residues as filtration bed media and planted with Napier grass (Pennisetum purpureum). The experimental systems were fed with a flow rate of 85 m3/day. The loading rates of BOD5, COD, TN, TP into the system were 7.47 g/m2.day, 3.17 g/m2.day, 1.43 g/m2.day, 0.12 g/m2.day, respectively. The results showed that the concentration of pollutants in effluents is significantly reduced and meet the national standard type A of QCVN 14:2008/BTNMT in both HSSFCW and VFCW models. The removal efficiencies in HSSFCW and SVFCW for SS: 88.7% and 92.4%; BOD5: 95.3% and 92.6%; COD: 94.3% and 92.6%; TN: 54.1% and 47.5%; N-NO3-: 38.4% and 33.6%; TP: 73.5% and 63.2%; P-PO43-: 87.6% and 59.7%, respectively. In general, the HSSFCW model has a relatively higher pollutant removal efficiency than the VFCW model, except for the SS. good growth and high biomass yield of Napier grass had been observed in the experimental systems. This study suggested that combusted beehive charcoal residues could be reused as bed substrate in constructed wetlands. Besides, Napier grass might also be a potential plant associated with subsurface flow constructed wetlands to treat domestic wastewater.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.