Vật liệu MIL-53(Fe) bao gồm cụm kim loại Fe liên kết với nhau bởi mối liên kết hữu cơ đa chức tạo nên mạng lưới không gian 3 chiều xốp, với thể tích rỗng lớn và diện tích bề mặt lớn. MIL-53(Fe) được tổng hợp từ muối sắt (III) clorua và axit terephthalic (H2BDC) với sự có mặt của DMF ở nhiệt độ cao. MIL-53(Fe) có cấu trúc hình bát diện và diện tích bề mặt BET có thể lên tới 4000m2/g, kích thước lỗ khoảng 0,85nm. Do đó, vật liệu MOFs được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: xúc tác, hấp phụ và lưu trữ khí, y học. Trong nội dung này, vật liệu MOFs (Fe-MOF) được sử dụng làm xúc tác trong phản ứng tổng hợp 1,4-dioxan-2-yl benzoate từ benzoic acid và 1,4-dioxane với hiệu suất 70%.
Nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền trung tâm (CLABSI) là tình trạng phổ biến trong chăm sóc sức khỏe gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu: Xác định tỷ suất mới mắc CLABSI tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc CLABSI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 5 khoa điều trị tích cực (ĐTTC), Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020, nghiên cứu gồm 602 bệnh nhi được đặt ĐTTT sau khi nhập viện. Kết quả: Tỷ suất mới mắc NLH liên quan đến ĐTTT trong nghiên cứu là 4,0 trên 1000 ngày – catheter. Tỷ suất này cao nhất ở khoa HSCC sơ sinh là 6,3 trên 1000 ngày – catheter. Nguy cơ mắc CLABSI cao hơn ở trẻ sơ sinh so với trẻ lớn, không liên quan tới giới tính. Nguy cơ mắc CLABSI tại Bệnh viện Nhi TW cao hơn ở khoa HSCC sơ sinh so với các khoa ĐTTC, ở trẻ đặt ĐTTT ở tĩnh mạch rốn, có thời gian lưu ĐTTT từ 7 ngày trở lên. Nguy cơ mắc CLABSI giảm ở những trường hợp được thực hiện vệ sinh tay đúng cách khi đặt ĐTTT và thực hiện các thủ thuật thay dây dẫn, lấy máu qua ĐTTT; nguy cơ này cũng giảm ở các trường hợp được sát khuẩn vị trí đặt và cửa ĐTTT đúng cách. Kết luận: Tỷ suất mới mắc CLABSI trong nghiên cứu khá thấp, là 4,0/1000 ngày catheter. Nguy cơ mắc CLABSI có liên quan tới nhóm tuổi, khoa đặt ĐTTT, vị trí đặt ĐTTT, thời gian lưu ĐTTT và việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh tay và sát khuẩn đúng cách.
Cây Trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra Lodd. Munro, thuộc họ Hòa thảo (Poaceae). Tại Việt Nam, Trúc đen có phân bố tự nhiên tại một số tỉnh trên cả nước, trong đó có tỉnh Hà Giang và Lào Cai. Mục đích nghiên cứu về đặc điểm tái sinh của cây Trúc đen để tìm ra phương pháp nhân giống. Nghiên cứu triển khai bằng các phương pháp: Chuyên gia; phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và điều tra thực địa để xác định đặc điểm tái sinh của Trúc đen phân bố ngoài tự nhiên. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên cây Trúc đen tại hai tỉnh cho thấy: Trúc đen có khả năng tái sinh tốt bằng hình thức thân ngầm gốc thân khí sinh và thân ngầm (roi). Thân ngầm (roi) mọc ra từ mắt ngủ thân ngầm gốc thân khí sinh, có từ 3-5 mắt ngủ, sẽ sinh ra nhiều nhất là 5 thân ngầm. Thân ngầm (roi) có độ dài khoảng 110-380 cm, chia thành nhiều lóng bởi các đốt lóng (dao động từ 54-79 lóng). Trên các đốt lóng có mắt ngủ, số lượng mắt ngủ tương ứng với số lượng lóng, đến vụ xuân (từ tháng 3-5) các mắt ngủ sinh măng, măng sinh trưởng thành cây Trúc đen mới. Như vậy, Trúc đen có thể nhân giống từ thân ngầm gốc thân khí sinh và thân ngầm (roi), là cơ sở khoa học để nghiên cứu nhân giống, bảo tồn và phát triển là rất cần thiết.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, phương pháp chăm sóc, mức độ phát triển thể chất của trẻ dưới 6 tháng tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020. Đối tượng: Bà mẹ và trẻ <6 tháng tuổi đến khám lần đầu tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2020 đến 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: 18,7% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, 45,6% trẻ ăn dặm sớm. 48,6% trẻ sử dụng sữa công thức là do mẹ không đủ sữa, 30,6% do mẹ phải đi làm sớm. 98,9% mẹ và bà là người chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, tuy nhiên 58,3% chế biến chưa đúng phương pháp. 52,9% trẻ được bú <1 giờ sau đẻ, 41,0% bà mẹ biết cho bú đúng cách.
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi thể tích khí lưu thông và complian khi huy động phế nang trong phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Chọn bệnh nhân có ASA 1-3, tuổi ≥ 60, được gây mê nội khí quản để phẫu thuật ổ bụng. Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm, nhóm chứng 37 bệnh nhân thở máy với PEEP+5CmH2O, nhóm can thiệp 45 bệnh nhân được huy động phế nang với áp lực +40CmH2O và duy trì PEEP+5CmH2O. Cả hai nhóm được đánh giá sự thay đổi về thể tích khí lưu thông và độ giãn nở phổi trong quá trình gây mê. Kết quả: Thể tích khí lưu thông và độ đàn hồi phổi sau khi huy động phế nang cao hơn so với trước khi huy động (p<0,05). Nhóm huy động phế nang trước khi rút ống nội khí quản có Tv là 415,4 ± 57,9 (ml/lần) và compliance là 46,9 ± 5,1 (ml/cmH2O) cao hơn so với nhóm không huy động với Tv là 390,43 ± 73,26 (ml/lần) và Compliance là 43,8 ± 4,8 (ml/cmH2O). Kết luận: Huy động phế nang bằng áp lực +40cmH2O giúp cải thiện chỉ số thể tích khí lưu thông và độ đàn hồi phổi trên bệnh nhân cao tuổi được gây mê nội khí quản cho phẫu thuật ổ bụng.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.