Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp khí quản có chỉ định phẫu thuật liên quan đến quá trình gây mê hồi sức. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khảo sát trên 85 bệnh nhân hẹp khí quản có độ tuổi từ 15 đến 80 tuổi có chỉ định mổ tạo hình khí quản. Kết quả và kết luận: Nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, 84,1% so với 15,9%. Tuổi trung bình là 40,06 ± 18,58 năm, từ 15 - 80 tuổi. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở, 71/85 bệnh nhân chiếm 81,8%. Khó thở độ 4 chiếm 70,6% (60/85 bệnh nhân). Nguyên nhân hẹp chủ yếu là hẹp khí quản sau đặt ống nội khí quản (32/85 bệnh nhân) và mở khí quản (38/85 bệnh nhân), u khí quản 10/85 bệnh nhân. Vị trí hẹp khí quản đoạn cổ chiếm 79/85 bệnh nhân (93,2%). Tổn thương theo Cotton I (3,5%), Cotton II (30,6%), Cotton III (49,4%), Cotton IV (16,5%). Chiều dài đoạn hẹp thường gặp nhất là < 20mm và 20 - 40mm (35,3% và 50,6%).
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn và buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực hiện tại bệnh viện phụ sản Hải phòng trong thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng đơn thuần dexamethasone (với 15,6%) cao hơn so với nhóm sử dụng phối hợp phối hợp dexamethasone và ondansetron (với 6,9%) với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mức độ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng đơn thuần dexamethason nặng hơn so với nhóm sử dụng phối hợp dexamethasone và ondansetron ở tất cả các các mức độ. Kết luận: Nên sử dụng phối hợp dexamethasone và ondansetron để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
Mỗi năm, khoảng 3,7 triệu người có nguy cơ phải đối mặt với sự kiệt quệ kinh tế nếu họ phải phẫu thuật và 22% số người được tiếp cận điều trị bệnh tật gặp khó khăn tài chính trong việc chi trả các chi phí phẫu thuật. Do đó, nghiên cứu phân tích chi phí phẫu thuật tại Việt Nam là cần thiết, tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế trong điều trị phẫu thuật cho cả người bệnh và hệ thống y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đa trung tâm khảo sát chi phí trực tiếp và gián tiếp trong điều trị phẫu thuật bụng tại 5 bệnh viện tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 3 – tháng 9 năm 2020 dựa trên phiếu khảo sát thông tin ca phẫu thuật và hồ sơ bệnh án. Dữ liệu được thống kê và xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy 95% và các phép kiểm thống kê phù hợp. Mẫu nghiên cứu bao gồm 361 người bệnh với độ tuổi trung bình 53,6 ± 17,7; tỉ lệ nam:nữ là 1,11:1 và thu nhập trung bình hàng tháng là 6.814.792 ± 362.608 VNĐ. Chi phí phẫu thuật toàn bộ có giá trị 13.627.112 ± 11.999.413 VNĐ chiếm 39,6% tổng chi phí điều trị. Trong đó, chi phí thuốc gây mê có giá trị 703.039 ± 340.901 VNĐ, chiếm 5,2% chi phí ca phẫu thuật và chiếm 2,0% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc gây mê sevoflurane theo phiếu thanh toán là 548.806 ± 312.921 VNĐ, chiếm 4,0% chi phí phẫu thuật và chiếm 1,6% chi phí toàn đợt điều trị. Chi phí thuốc sevoflurane thực tế sử dụng trong ca phẫu thuật có giá trị 371.383 ± 209.307 VNĐ.
Mục tiêu:. So sánh các biến chứng và một số tác dụng không mong muốn của nhóm can thiệp tiêm Nicardipin trước khi đặt nội khí quản và nhóm không can thiệp để kiểm soát huyết áp trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên bệnh nhân tiền sản giật có tăng huyết áp độ 2 có chỉ định gây mê nội khí quản để lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản trung ương từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019. Kết quả nghiên cứu: Nhóm có can thiệp nicardipin mạch tăng từ 86.8 ± 7.6 lần/phút trước tiêm lên 102.7 ± 9.8/phút tại thời điểm 1 phút sau tiêm Nicardipin (khoảng 18%) và tăng cao nhất lên tới 106.5 ± 10.0 lần/phút (khoảng 19%) lúc đặt NKQ, sau đó lại giảm xuống mức an toàn (dưới 100 lần/phút). Các tác dụng không mong muốn khác như nôn và buôn nôn, đau đầu, thiểu niệu, chảy máu.. ở 2 nhóm là tương đương nhau. Kết luận: Sử dụng nicardipin có thể làm mạch nhanh hơn nhưng vẫn an toàn để dùng cho việc kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân tiền sản giật được gây mê nội khí quản để mổ lấy thai. Các tác dụng không mong muốn khác cũng như sự ảnh hưởng đến thai nhi khi dùng nicardipin ở 2 nhóm là như nhau
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực hiện tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. Kết quả nghiên cứu: Các kỹ thuật trên không ảnh hưởng tới huyết động và hô hấp của sản phụ. Tỷ lệ tụt huyết áp HATB từ 20-30% trong nhóm 1 (nhóm đơn độc) là 3,1% thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 (nhóm dùng phối hợp 2 thuốc) là 8,6% Nhưng tỉ lệ này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Kết luận: Nên sử dụng dexamethasone và ondansetron để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân vì hiệu quả cao và tỉ lệ tác dụng phụ xảy ra thấp.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.