Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ mở vùng bụng của gây tê ngoài màng cứng ngực bằng ropivacain kết hợp fentanyl theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Phương pháp nghiên cứu: Can nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh, nghiên cứu trên 105 bệnh nhân ASA 1 -3, tuổi ≥18, có chỉ định phẫu thuật mở ổ bụng, được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng ngực theo phương thức bệnh nhân tự điều khiển. Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 35 bệnh nhân. Hỗn hợp thuốc sử dụng giảm đau sau mổ là fentanyl 2mcg/ml và lần lượt với ropivacain 0,1% ở nhóm I, ropivacain 0,125% ở nhóm II và ropivacain 0,2% ở nhóm III. Đánh giá mức độ giảm đau dựa vào thang điểm VAS theo các thời điểm trong 72 giờ sau phẫu thuật. Kết quả: Điểm VAS hạ xuống dưới 4 khi nghỉ sau 15 phút và khi vận động là sau 16 giờ sau mổ. Điểm VAS trung bình nhóm II tương đương nhóm III (p>0,05) và thấp hơn nhóm I ở cả lúc nghỉ và lúc vận động (p<0,05). Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng của bệnh nhân ở nhóm II là 100%, cao hơn đáng kể so với nhóm I (82,9%) và nhóm III (77,1%) (p<0,001). Kết luận: Giảm đau ngoài NMC do người bệnh tự điều khiển bằng ropivacain và fentanyl ở người bệnh phẫu thuật mở ổ bụng mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể. Trong đó, hỗn hợp ropivacaine 0,125% và fentanyl cho hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm gây mê hồi sức trên bệnh nhân ghép gan từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 82 bệnh nhân (BN) được chia thành 2 nhóm, nhóm có chỉ định phẫu thuật ghép gan do ung thư gan (nhóm U) và nhóm ghép gan do xơ gan, suy gan giai đoạn cuối (nhóm XS). BN được gây mê cân bằng, hô hấp điều khiển bằng máy AiSys CS2: Khởi mê propofol, duy trì mê desofluran, fentanyl, esmeron với đích độ mê (BIS) từ 40-60, độ giãn cơ (TOF) là 0%. Theo dõi huyết động trên hệ thống Volume View, xét nghiệm khí máu, sinh hóa, huyết học, đông chảy máu ROTEM 30-60 phút/lần. Đích duy trì Hct 25-28%; tiểu cầu > 30G/l, Fib > 0,8g/l, INR < 2, glucose máu < 10mmol/l, albumin > 30g/l. Kết quả: Cả 2 nhóm gặp chủ yếu là nam giới trong đó nhóm u gan có 29/30 BN chiếm tỷ lệ 96,6%, nhóm XS gặp 44/53 BN (84,6%). Nhóm u gan các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng hầu hết trong giới hạn bình thường hoặc rối loạn mức độ nhẹ, điểm MELD score < 25. Nhóm XS hầu hết là BN nặng và rất nặng: 21 BN có chỉ số MELD score 40, 21 BN hôn mê gan trong đó hôn mê độ III, IV là 9 BN (17,3%), 26 BN tràn dịch màng phổi, màng bụng mức độ vừa, nặng (50%), 7 BN thở máy trước mổ (13,5%), 86,5% có rối loạn đông máu mức độ vừa-nặng. Hội chứng tái tưới máu gặp ở nhóm u gan 76,6%, nhóm XS gặp 49/52 BN chiếm tỷ lệ 94,2%, 100% cần bổ sung huyết tương tươi (HTT) và albumin trong mổ. 100% BN nhóm XS cần truyền khối hồng cầu với khối lượng trung bình là 1816ml. BN đủ tiêu chí rút nội khí quản ngay sau mổ ở nhóm u gan là 100%, nhóm xơ gan và suy gan là 59,6%. Không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Các rối loạn nặng do hậu quả của bệnh lý gan mật giai đoạn cuối đều gặp chủ yếu trong nhóm bệnh nhân suy gan và xơ gan. Trong quá trình phẫu thuật, hầu hết đều có hội chứng tái tưới máu, rối loạn huyết động, phải dùng thuốc vận mạch hỗ trợ. Nhóm u gan ít rối loạn và có tiên lượng tốt hơn về gây mê hồi sức. Sau mổ có thế rút nội khí quản an toàn ở các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
Hiện nay, tuổi thọ con người ngày càng tăng, tuy nhiên người có tuổi trên 100 không nhiều, đặc biệt người 105 tuổi lại càng hiếm. Người cao tuổi thường có những suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể nên khi vô cảm và phẫu thuật cho người cao tuổi phải đối diện với nhiều nguy cơ. Lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp để bảo đảm an toàn trong phẫu thuật, tạo điều kiện cho bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật là vô cùng quan trọng. Báo cáo trường hợp lâm sàng: Phối hợp gây tê vùng để vô cảm phẫu thuật kết liên mấu chuyển xương đùi trên bệnh nhân 105 tuổi: Gây tê thần kinh đùi bì ngoài (LFCN- lateral femoral cutaneous nerve) giảm đau để chuẩn bị tư thế gây tê tủy sống, gây tê tủy sống kết hợp đặt catheter ngoài màng cứng (NMC) để giảm đau trong và sau phẫu thuật.
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp khí quản có chỉ định phẫu thuật liên quan đến quá trình gây mê hồi sức. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khảo sát trên 85 bệnh nhân hẹp khí quản có độ tuổi từ 15 đến 80 tuổi có chỉ định mổ tạo hình khí quản. Kết quả và kết luận: Nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ, 84,1% so với 15,9%. Tuổi trung bình là 40,06 ± 18,58 năm, từ 15 - 80 tuổi. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở, 71/85 bệnh nhân chiếm 81,8%. Khó thở độ 4 chiếm 70,6% (60/85 bệnh nhân). Nguyên nhân hẹp chủ yếu là hẹp khí quản sau đặt ống nội khí quản (32/85 bệnh nhân) và mở khí quản (38/85 bệnh nhân), u khí quản 10/85 bệnh nhân. Vị trí hẹp khí quản đoạn cổ chiếm 79/85 bệnh nhân (93,2%). Tổn thương theo Cotton I (3,5%), Cotton II (30,6%), Cotton III (49,4%), Cotton IV (16,5%). Chiều dài đoạn hẹp thường gặp nhất là < 20mm và 20 - 40mm (35,3% và 50,6%).
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.