Trong một vài năm trở lại đây, tại Việt Nam xuất hiện công nghệ đo nghiêng bằng Tiltmeter giúp quan trắc nghiêng công trình rất hiệu quả, đặc biệt là các công trình được xây dựng trên khuôn viên nhỏ, chiều cao lớn. Đây là một phương pháp đo nghiêng mới nhưng chưa có những tiêu chuẩn Việt Nam quy định và những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của công nghệ. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu công nghệ quan trắc nghiêng Tiltmeter về cách thức đo đạc và tính toán; phân tích, so sánh công nghệ Tiltmeter với phương pháp đo khoảng cách ngang khi xác định nghiêng kết cấu thẳng đứng và phương pháp đo cao thủy chuẩn hình học khi xác định nghiêng kết cấu nằm ngang giúp đánh giá khả năng áp dụng của phương pháp này. Thực nghiệm xác định nghiêng một kết cấu thẳng đứng cao 3 m, cho kết quả giá trị độ lệch ngang giữa hai phương pháp là 1,8 mm/1 m và 0,2 mm/2 m tương ứng giá trị lệch góc khoảng 6’ và 21”. Thực nghiệm xác định nghiêng cho kết cấu nằm ngang, kết quả giữa hai phương pháp gần như đồng nhất, với giá trị lệch ngang 0,2 mm/0,103 m, tương đương giá trị lệch góc khoảng 6’. Từ khóa: quan trắc nghiêng; thiết bị Tiltmeter; nguyên lý đo nghiêng Tiltmeter; GeoKon; GeoSlope.
Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketorolac kết hợp paracetamol trong phẫu thuật khe hở môi một bên ở trẻ em được nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân từ 6 đến 12 tháng tuổi phẫu thuật khe hở môi một bên tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ 6 - 2020đến 10 – 2020; bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo ngày phẫu thuật chẵn, lẻ. Nhóm F (nhóm chứng, n = 30) bệnh nhân phẫu thuật ngày chẵn: sử dụng giảm đau fentanyl, nhóm K (n = 30) bệnh nhân phẫu thuật ngày lẻ: sử dụng giảm đau ketorolac kết hợp paracetamol. Đánh giá dựa trên các tiêu chí: đặc điểm chung, mức độ mê, mức độ đau, biến đổi trên tim – tuần hoàn trong quá trình phẫu thuật. Kết quả đạt được với đặc điểm chung, độ mê, mức độ đau, tần số tim, huyết áp ở nhóm K khác biệt không ý nghĩa (với p > 0,05) so với nhóm F. Do đó, việc sử dụng ketorolac kết hợp paracetamol trong phẫu thuật khe hở môi một bên ở trẻ nhỏ có hiệu quả giảm đau tốt.
Đ ặt lợi ích quốc gia -dân tộc lên trên hết là quan điểm nhất quán, là mục tiêu hàng đầu và nguyên tắc bất biến, là phương châm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng, Nhà nước ta. Bảo vệ lợi ích quốc gia -dân tộc nói chung và lợi ích quốc gia -dân tộc ở khu vực biên giới nói riêng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ yếu, thường xuyên. Bài viết tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ lợi ích quốc gia -dân tộc ở khu vực biên giới -nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hiện nay.Từ khóa: Bộ đội Biên phòng; Biên giới; Lợi ích quốc gia -dân tộc; Đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc. Bốn nghiên cứu trong phân tích gộp thực hiện 664 can thiệp có tỷ lệ an thần thành công đường uống (87,2%) cao hơn đường niêm mạc (81,4%) với OR Fixed (tỷ lệ chênh hiệu chỉnh): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,45), OR Overall (tỷ lệ chênh thực): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,46). Hai nghiên cứu khác so sánh trên 71 trẻ cho kết quả: thời gian làm việc đường niêm mạc (33,2 phút) ngắn hơn đường uống (40,09 phút). Tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngoài ra, an thần niêm mạc khởi phát nhanh hơn; thay đổi vị giác thuốc uống, sử dụng N2O và gây tê tại chỗ góp phần tăng thời gian và hiệu quả an thần. Kết luận: hai đường dùng midazolam đều rất khả thi trong an thần nha khoa trẻ em ở Việt Nam, trong đó midazolam đường dùng niêm mạc phù hợp hơn trong trường hợp cần can thiệp sớm.
Đau sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và quá trình hồi phục của người bệnh. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu RCT trên 60 bệnh nhân có phẫu thuật lớn vùng hàm mặt được chia hai nhóm: nhóm 1 sử dụng TCI sufentanil kết hợp midazolam và nhóm 2 sử dụng TCI sufentanil đơn thuần để giảm đau hậu phẫu. Kết quả: đánh giá hiệu quả mức độ an thần theo OAA/S tại T0 (bắt đầu TCI): hai nhóm tương đồng nhau; từ T1 (1h) tới T7 (24h) nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (p < 0,05). Từ T0 tới T7, để đạt được mức độ giảm đau theo VAS tương đồng, nhóm 1 đã có số lần giải cứu đau (1,86 ± 0,72 lần) và tổng lượng thuốc sử dụng (67, 91 ± 9,87mcg) thấp hơn nhóm 2 (với p < 0,01) có số liệu tương ứng là 5,63 ± 1,45 lần và 75,75 ± 14,06mcg. Kết luận: sử dụng TCI sufentanil kết hợp midazolam sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt cho hiệu quả an thần, giảm đau tốt hơn và giảm tiêu thụ thuốc hơn so với TCI sufentanil đơn thuần.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.