Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Gia Lai nhằm đề xuất được định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân nông lâm thủy sản đạt khá 5,18%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt nhưng vẫn còn chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Trên cơ sở phân tích tiềm năng lợi thế của tỉnh, nghiên cứu đã đề xuất được phương án tái cơ cấu nông nghiệp tới năm 2030, đó là duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 5,99-6,0%; cơ cấu nông nghiệp 95,86%; lâm nghiệp 2,3% và thủy sản 1,46%. Sản xuất tập trung vào thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến, theo quy trình VietGAP, có liên kết và chuyển đổi diện tích những cây già cỗi, năng suất thấp sang các cây con có giá trị kinh tế cao, tăng quy mô của rau hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi lợn và gia cầm; tận dụng tiềm năng để phát triển thủy sản; phát triển kinh tế rừng, nâng độ che phủ lên 50% năm 2030 và 50,2% năm 2040. Để thực hiện thành công phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào hoàn thiện cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển các liên kết chuỗi giá trị, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến nông sản…
Nghiên cứu nhằm thực hiện đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các xã biên giới huyện Tân Biên sử dụng mô hình nhân tố khám khá (Exploratory Factor Analysis_EFA) với 2 xã biên giới được lựa chọn và phỏng vấn 189 hộ đại diện. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy 73,6% kết quả việc thực hiện xây dựng NTM tại các xã biên giới huyện Tân Biên được giải thích bằng 4 nhóm với 12 yếu tố, phần còn lại được giải thích bằng các yếu tố khác ngoài mô hình. Phương trình hồi quy tuyến tính là: QH = 0,538*NL + 0,228*KT+ 0,205*PL+ 0,199*XH+ ei. Nhóm yếu tố tác động mạnh nhất là nguồn nhân lực tham gia quy hoạch NTM, thứ 2 là yếu tố kinh tế, thứ 3 là yếu tố thể chế, pháp lý và cuối cùng là yếu tố xã hội. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại các xã biên giới huyện Tân Biên bao gồm: nâng cao năng lực của nguồn nhân lực tham gia thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; tăng cường các hoạt động làm thay đổi điều kiện về kinh tế; hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM và hoàn thiện các yếu tố xã hội liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM.
Luật Đất đai 2013 quy định Kiểm kê đất đai là một trong 15 nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và được thực hiện 5 năm một lần. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát 130 người cùng 25 biến quan sát, đồng thời sử dụng chỉ số quan trọng tương đối (RII) để xếp hạng các yếu tố gây chậm tiến độ trong nhóm các yếu tố khác nhau. Phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng và đã khẳng định 5 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến chậm tiến độ của dự án với mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp theo thứ tự: (1) Đơn vị tư vấn, (2) Chủ đầu tư, (3) Cơ quan quản lý nhà nước, (4) Đơn vị giám sát kỹ thuật, (5) Các yếu tố xuất phát từ bên ngoài với hệ số hồi quy tương ứng lần lượt là 0,256; 0,245; 0,198; 0,153 và 0,057. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ của công tác kiểm kê trong giai đoạn tới tại thành phố Hoà Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và sự hài lòng của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Đà Bắc. Nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn 169 người dân trực tiếp thực hiện các giao dịch có liên quan. Kết quả cho thấy, giai đoạn 2020-2022 tỷ lệ cấp GCNQSDĐ của huyện đạt mức cao, đã cấp được 4.671 giấy trên tổng số 5.473 giấy cần cấp đạt 85,3% , tổng diện tích đã cấp là 776,48 ha trên tổng số diện tích cần cấp là 901,37 ha chiếm 86,14%; vẫn còn 802/5.473 hồ sơ chưa được giải quyết (chiếm 14,65% số GCNQSDĐ cần cấp). Nguyên nhân chủ yếu đến từ người dân trong quá trình sử dụng đất. Kết quả khảo sát về sự hài lòng của người dân cho thấy tỉ lệ người dân đánh giá về trình tự đăng kí cấp GCNQSDĐ, về trình độ và năng lực phục vụ, thái độ phục vụ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ và về sự rõ ràng trong mức phí, lệ phí được ngừơi dân đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý với tỉ lệ cao. Để hoàn thiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện cần chú trọng vào các giải pháp về tổ chức thực hiện, thủ tục, hồ sơ đăng kí cấp GCNQSDĐ và các giải pháp về nguồn lực.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.