Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng biến động giá đất trên địa bàn thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2021, từ đó đề xuất giải pháp đối với công tác định giá đất. Nghiên cứu đã chọn ra 4 vùng nghiên cứu dựa trên đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, tiến hành thu thập số liệu về giá đất ở Nhà nước quy định và giá đất ở thị trường, tổng hợp, so sánh và đánh giá sự chênh lệch. Giá đất ở tại thành phố Từ Sơn có nhiều biến động, tại cả 4 vùng nghiên cứu giá đất đều tăng mạnh, đặc biệt là tại vùng 1 (vùng trung tâm). Nguyên nhân chủ yếu do thành phố Từ Sơn được nâng cấp thành đô thị loại 3 vào năm 2021. Giá Nhà nước quy định và giá thị trường có sự chênh lệch lớn gây khó khăn trong công tác định giá đất. Để hoàn thiện công tác định giá đất, cần áp dụng một số giải pháp như cụ thể hoá khái niệm giá đất thị trường; nêu rõ nguyên tắc và phương pháp định giá đất; bỏ khung giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; quy định việc định giá đất phải do tổ chức định giá độc lập với cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giá đất.
Nghiên cứu nhằm thực hiện đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các xã biên giới huyện Tân Biên sử dụng mô hình nhân tố khám khá (Exploratory Factor Analysis_EFA) với 2 xã biên giới được lựa chọn và phỏng vấn 189 hộ đại diện. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy 73,6% kết quả việc thực hiện xây dựng NTM tại các xã biên giới huyện Tân Biên được giải thích bằng 4 nhóm với 12 yếu tố, phần còn lại được giải thích bằng các yếu tố khác ngoài mô hình. Phương trình hồi quy tuyến tính là: QH = 0,538*NL + 0,228*KT+ 0,205*PL+ 0,199*XH+ ei. Nhóm yếu tố tác động mạnh nhất là nguồn nhân lực tham gia quy hoạch NTM, thứ 2 là yếu tố kinh tế, thứ 3 là yếu tố thể chế, pháp lý và cuối cùng là yếu tố xã hội. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tại các xã biên giới huyện Tân Biên bao gồm: nâng cao năng lực của nguồn nhân lực tham gia thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; tăng cường các hoạt động làm thay đổi điều kiện về kinh tế; hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM và hoàn thiện các yếu tố xã hội liên quan đến việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM.
Với mục tiêu đánh giá được các nhóm đất, loại đất trên địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau bằng cách xác định các nhóm đất, loại đất của được điều tra với danh mục hệ thống phân loại đất Việt Nam và độ phì nhiêu của đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu bằng các phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trên cơ sở xây dựng ma trận so sánh cặp đôi và xác định trọng số các chỉ tiêu về loại đất, tính chất vật lý, tính chất hóa học của đất như thành phần cơ giới, dung trọng, độ chua, hàm lượng chất hữu cơ tổng số, hàm lượng Nito tổng số, hàm lượng phốt pho tổng số, hàm lượng Kali tổng số, dung tích hấp thu. Kết quả nghiên cứu tại 429.123 ha trên địa bàn cho thấy có 04 nhóm đất với 10 loại đất trong đó nhóm đất phèn chiếm 53,79%, nhóm đất mặn chiếm 45,81% và các nhóm đất còn lại chiếm 0,4% tổng diện tích. Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp tại tỉnh Cà Mau phần lớn ở mức trung bình là 239.234 ha, tiếp đó đến diện tích đất có độ phì nhiêu cao chiếm 144.953 ha và cuối cùng là diện tích đất có độ phì nhiêu ở mức thấp là 44.936 ha trong tổng diện tích đất tiến hành điều tra trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Kết quả này là căn cứ để địa phương đề xuất phương án quy hoạch bố trí cây trồng phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp tại tỉnh Cà Mau.
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) khắc phục tình trạng manh mún đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học và áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông hộ. Kết quả công tác DĐĐT đã có tác động tích cực đến SXNN tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang như: tăng quy mô diện tích thửa đất từ 538,9 m2 lên 989,6 m2, giảm bình quân số thửa/hộ từ 5,03 thửa xuống 2,31 thửa; tăng hệ số sử dụng lên 0,2 lần, hình thành 19 cánh đồng mẫu lớn với diện tích tối thiểu 20 ha, đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, liên kết sản xuất và bán sản phẩm. Ngoài ra, kết quả của công tác này còn tác động đến quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt 34,31%), biến động cơ cấu và hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Phương án DĐĐT nhận được sự đồng thuận của phần lớn nhân dân các xã trong huyện với 88,14% hộ gia đình đồng ý. Cơ sở hạ tầng phục vụ SXNN sau DĐĐT như hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình SXNN hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông hộ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác DĐĐT cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ với sự đồng thuận của người dân địa phương.
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng và xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến công tác tạo quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên. Giai đoạn 2019 – 2021, huyện Việt Yên có 18 dự án phục vụ phát triển khu dân cư, xây dựng công trình sự nghiệp, an ninh quốc phòng và phát triển hạ tầng được bàn giao với tổng diện tích 31,81 chiếm ha 90,34% so với tổng diện tích dự án, liên quan tới 380 hộ dân. Có 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất tại huyện Việt Yên: chính sách, tài chính, quy hoạch sử dụng đất. Kết quả khảo sát đối với cán bộ, hộ dân liên quan kết hợp ứng dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tạo quỹ đất cho thấy yếu tố chính sách đất đai, giá đất và quy hoạch sử dụng đất có tác động rất lớn đến công tác phát triển quỹ đất tại huyện Việt Yên với mức độ đánh giá lần lượt là 4,37; 4,50; 4,23. Các nhóm giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất của huyện Việt Yên gồm: giải pháp chính sách, giải pháp tài chính và giải pháp quy hoạch sử dụng đất.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.