Nghiên cứu tác nhân gây bệnh khô lá trên giống dâu tây Mỹ Đá (Fragaria x ananassa Duch.) được thực hiện tuân theo các bước của định đề Koch. Kết quả phân lập từ 150 mẫu bộ phận của cây bệnh thu thập từ 3 vùng khác nhau (Phường 7, Phường 8 và Phường 12) tại Đà Lạt thu được 327 mẫu vi sinh vật thuộc 6 loài nấm. Tất cả các mẫu nấm phân lập từ các bộ phận bị bệnh đã được định danh là Pestalotiopsis sp., Verticillium sp., Botrytis cinerea, Cylindrocacpon destructans, Fusarium oxysporum, và Rhizoctonia sp.. Trong đó, Pestalotiopsis sp. là loài có tần xuất hiện diện cao nhất ở tất cả các bộ phận cây bệnh của cả ba vùng lấy mẫu. Tính gây bệnh của Pestalotiopsis sp. cũng được đánh giá trên cây dâu tây giống Mỹ Đá và kết quả cho thấy Pestalotiopsis sp. chính là tác nhân gây bệnh khô lá trên cây dâu tây tại Đà Lạt. Đây được xem là báo cáo đầu tiên về Pestalotiopsis sp. gây bệnh trên cây dâu tây tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nuôi trồng năm loài nấm Pleurotus trên cơ chất lên men. Hạt thóc (Oryza sativa) được sử dụng để làm giống sản xuất. Năm loài Pleurotus (được định danh và tuyển chọn trong quá trình phân lập từ các trại nấm trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng) được cấy vào compost, quá trình nuôi trồng được theo dõi và đánh giá qua các thông số: Thời gian mọc kín cơ chất, tỷ lệ nhiễm bệnh, và hiệu suất sinh học. Các thí nghiệm được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại ba lần. Kết quả cho thấy các loài P. hybrid và P. sajor-caju có tiềm năng sinh trưởng và phát triển tốt trên cơ chất lên men. Sợi nấm mọc kín hoàn toàn cơ chất (túi nilon chứa 5kg) trong khoảng 21 ngày. Tuy nhiên, cũng theo kết quả thu được, ba loài nấm P. abalonus, P. citrinopileatus, và P. djamor, không phù hợp để nuôi trồng trên cơ chất lên men. Trong nghiên cứu này, mặc dù quá trình cấy giống không được tiến hành trong điều kiện vô trùng, nhưng không ghi nhận hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc (tý lệ nhiễm là 0%) và hiệu suất sinh học đạt trên 62% (P. hybrid đạt 62.68 ± 9.13% và P. sajor-caju đạt 62.82 ± 7.56%).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng loài Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies ở điều kiện ex vitro, là một loại thảo dược quí và tốt cho sức khỏe của con người. Kết quả cho thấy, môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro sau 60 ngày nuôi cấy, với số chồi 5,70 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,72 cm. Môi trường MS bổ sung 0 – 2 mg/l NAA đều thích hợp đến sự tái sinh rễ in vitro sau 30 ngày nuôi cấy, với tỉ lệ tái sinh rễ 100%. Chuyển cây lan gấm in vitro ra điều kiện ex vitro, giá thể 90% vụn xơ dừa phối trộn 10% tro trấu là tốt nhất đến sự thích nghi của cây con sau 60 ngày nuôi trồng, với chiều cao cây 7,00 cm, chiều dài rễ 4,74 cm và tỉ lệ sống đạt 100%. Nuôi trồng cây lan ở điều kiện ex vitro, sau 120 ngày nuôi trồng, phun phân Nitrophoska® Foliarvới nồng độ 2 g/l (chiều cao cây đạt 11,00 cm, chiều dài rễ 7,60 cm, khối lượng tươi 1,81 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%) tốt hơn nồng độ 1 g/l (chiều cao cây đạt 9,80 cm, chiều dài rễ 6,70 cm, khối lượng tươi 1,64 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%).
Mẫu nấm Hương Sapa (Ký hiệu Len026) được thu hái tại vùng rừng núi xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lào Cai vào cuối tháng 05 năm 2019 khi đang phát triển trên các thân cây lá rộng mục. Các đặc điểm hình thái bên ngoài như màu nâu đỏ (khi ẩm ướt) chuyển sang vàng nâu, kèm các vết nứt nhẹ (khi khô) của mũ nấm cùng các vảy sợi trên bề mặt mũ, lớp thịt mũ mỏng, mép mũ cuộn khi non duỗi phẳng đến hơi vểnh lên khi già; Các đặc điểm hiển vi như cấu tạo dạng elip của bào tử và đặc biệt là sự tồn tại của các liệt bào cạnh (pleurocystidia) và liệt bào đỉnh (cheilocystidia) cho thấy mẫu nấm này mang khá nhiều đặc điểm pha trộn của cả 03 loài Lentinula edodes, Lentinula lateritia và Lentinula boryana, là những loài loài đã được nhận định có thể tồn tại ở nước ta. Tuy nhiên, các dẫn liệu phân tích đoạn ITS rDNA cho mẫu nấm Hương trên lại cho thấy đây là loài Lentinula edodes. Giống thuần của chủng nấm này đã được phân lập từ mô thịt quả thể. Trong điều kiện nuôi trồng nhân tạo trên cơ chất mạt cưa gỗ cao su nấm sinh trưởng và phát triển rất tốt. Mặc dù hiệu suất sinh học của chủng Len026 còn khá thấp nhưng với các đặc điểm như: tốc độ tăng trưởng hệ sợi và quá trình nâu hóa hệ sợi nhanh cũng như khả năng hình thành mầm nấm rất mạnh cho thấy đây là một chủng nấm tiềm năng dùng làm nguyên liệu lai tạo giống nấm mới phục vụ công nghệ nuôi trồng nấm Hương của địa phương.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.