Đặt vấn đề: Cấy ghép implant tức thì là phương pháp được nhiều tác giả coi là rủi ro về mặt thẩm mỹ, vì xương ổ răng lành lại sau khi nhổ răng có thể dẫn đến những thay đổi khó lường của các mô quanh implant do đó làm thay đổi cấu trúc và đường viền nướu. Mục tiêu: Đánh giá kết quả mô mềm và phục hình sau điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân trên 18 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ có chỉ định nhổ răng để cấy Implant tức thì ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện chọn tất cả các BN đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022 thỏa tiêu chí chọn mẫu. Kết quả: Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, chiều cao của nướu sừng hoá đa phần nhỏ hơn 4 mm (83,8%). Sau 6 tháng, đa số các implant đạt mức đánh giá loại khá (78,4%), không có implant thất bại (loại kém)Sau 6 tháng đặt implant và 4 tuần thực hiện phục hình, đa số các phục hình có gai nướu lấp đầy tam giác nướu, không có phục hình có gai nướu nằm ở dưới ½ tam giác nướu. Sau 4 tuần, đánh giá chung kết quả phục hình, đa số đạt kết quả tốt với 67,6%. Kết luận: Cấy ghép implant tức thì là phương pháp được có thể cho kết quả khả quan đối với các mô quanh implant và phục hình implant.
Đặt vấn đề: Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là bệnh lý khá thường gặp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai như thế nào, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh khớp thái dương hàm trên phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT) ở bệnh nhân có rối loạn thái dương hàm và đánh giá kết quả điều trị bằng máng nhai ổn định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có can thiệp lâm sàng, đánh giá hiệu quả trước và sau điều trị không nhóm chứng. Kết quả: Tỷ lệ nữ: nam có rối loạn thái dương hàm xấp xỉ 4:1. Dấu hiệu và triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là đau (100%), kế đến là tiếng kêu khớp (82,9%), giảm biên độ há chiếm 48,6%. Lồi cầu xương hàm dưới có vị trí lui sau chiếm 65,7%. Tái khám sau 6 tháng có 34,3% giảm đau tốt; 65,7% giảm đau ở mức trung bình, 100% cải thiện biện độ há miệng ở mức tốt, 96,6% giảm tiếng kêu khớp ở mức trung bình; 3,4% giảm tiếng kêu khớp ở mức tốt. Kết luận: Rối loạn thái dương hàm gặp ở nữ nhiều hơn nam, triệu chứng chính bệnh nhân đến điều trị là đau khớp. Sau 06 tháng điều trị bằng máng nhai, 100% bệnh nhân có đáp ứng với điều trị triệu chứng đau, hạn chế há miệng và tiếng kêu khớp. Lồi cầu xương hàm dưới ở nhóm có vị trí trung tâm tăng 60%.
Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm trong chiếm 40 – 60% dân số thế giới. Mặt khác rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến 15 đến 20% bệnh nhân trưởng thành. Rối loạn khớp thái dương hàm gặp ở mọi giới tính, trong đó nữ giới thường gặp hơn nam giới. Rối loạn khớp thái dương hàm còn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng thẩm mỹ, khả năng phát âm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối loạn khớp thái dương hàm ở sinh viên và đánh giá yếu tố tâm lý và thói quen liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 sinh viên năm nhất khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tình trạng khớp thái dương hàm, khớp cắn được xác định bằng khám lâm sàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn khớp thái dương hàm được xác định qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra. Thực hiện thống kê mô tả Frequencies, kiểm định ChiSquare và kiểm định Fisher’s Exact trên SPSS 20. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm là 92,4%. Đưa hàm sang phải hạn chế và giới tính có ý nghĩa thống kê (p= 0,032). Há lệch > 2mm có liên quan với trầm cảm, rối loạn lo âu. Há lệch >2mm và đau cơ khi sờ có liên quan với thói quen cắn bút (p= 0,019), (p=0,026). Tiếng kêu khớp có liên quan với tương quan răng 6 (p= 0,008). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn thái dương hàm ở sinh viên Răng Hàm Mặt chiếm tỷ lệ cao. Chưa có mối liên quan giữa rối loạn khớp thái dương hàm và yếu tố tâm lý - thói quen.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.