Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng (CHT) và đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán phân độ giai đoạn T của ung thư bàng quang (UTBQ). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 40 bệnh nhân UTBQ được chụp CHT vùng chậu, được phẫu thuật và chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh (GPB) qua bệnh phẩm sinh thiết qua nội soi hoặc bệnh phẩm sau phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân từ 01/06/2019 đến 31/10/2022. Tất cả phim CHT được đánh giá trước phẫu thuật và so sánh với kết quả mô bệnh học. Kết quả: Nghiên cứu gồm 40 trường hợp UTBQ. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,25 ± 15,34 (tuổi). Tỉ lệ nam giới chiếm ưu thế (67%). Kết quả mô bệnh học cho thấy ung thư tế bào chuyển tiếp chiếm đa số với 37 trường hợp (chiếm 92,5%), ung thư tế bào gai chiếm 7,5%. U chủ yếu gặp ở thành bên (42%), đa số có 1 u (70%). Kích thước u trung bình là 18,18 ± 17,18 (mm). Đa số ung thư bàng quang có hình dạng polyp với 17 trường hợp (42,5%), trong đó phần lớn là polyp có cuống (70%). Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hình dạng u, kích thước u và mức độ xâm lấn cơ bàng quang (p<0,001). Đa số u dạng polyp là u chưa xâm lấn cơ bàng quang, chiếm 13/17 = 76,5%. Trên chuỗi xung T2W, đa số các u có tín hiệu trung gian (92,5%), tín hiệu thấp chiếm 7,5%. Giá trị của các chuỗi xung trong việc phân biệt giai đoạn ≤T1 và ≥T2 khi sử dụng đơn độc chuỗi xung T2W có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt là 78,3%; 41,2%, 62,5%; khi kết hợp T2W và DCE thì các tỉ lệ này là 95,7%; 58,8%; 80%; khi kết hợp 2 chuỗi xung T2W và DWI thì các tỉ lệ này lần lượt là 91,3%; 82,4%; 87,5%; khi kết hợp 3 chuỗi xung T2W với DCE và DWI thì tỉ lệ này là 95,7%; 88,2%; 92,5%. Diện tích dưới đường cong (AUC) cho thang điểm VIRADS trong phân biệt ung thư bàng quang có hay không tình trạng xâm lấn cơ là 0,948, với ngưỡng cut – off 3 cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán lần lượt là 96,7% và 82,4%. Kết luận: CHT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán chính xác giai đoạn T của ung thư bàng quang, giúp các nhà lâm sàng lập kế hoạch điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Mô tả và so sánh đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) của hoại tử ruột non (HTRN) do tắc ruột thắt nghẹt (TRTN) và tắc mạch mạc treo (TMMT). Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu. Tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán giải phẫu bệnh là hoại tử ruột non được chẩn đoán và phẫu thuật tại Bình Dân từ 01/01/2017 đến 31/08/2022. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 40 trường hợp (TH) HTRN, trong đó có 20 TH (50%) TRTN, 13 TH (32,5%) tắc tĩnh mạch (TM) và 7 TH (17,5%) tắc động mạch (ĐM). Tuổi trung bình của các nhóm nguyên nhân lần lượt là 62,30 ± 15,23 (TRTN), 59,85± 17,25 (tắc TM), 56,57± 14,33 (tắc ĐM). Hoại tử ruột non do TRTN xảy ra ưu thế ở nữ giới (60%), còn do nguyên nhân TMMT thì ưu thế ở nam: 69,23% (tắc TM), 100% (tắc ĐM). Hầu hết các bệnh nhân hoại tử ruột non ở ba nhóm đều có tình trạng giãn quai ruột. Dấu hiệu dày thành ruột và thành ruột có đậm độ cao trên phim không thuốc ở nhóm tắc TM (100% và 61,5%) cao hơn hai nhóm TRTN (60% và 55%) và tắc ĐM (28,6% và 0%); sự khác biệt giữa ba nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các dấu hiệu khí trong thành ruột, khí trong tĩnh mạch cửa và khí tự do trong ổ bụng ít gặp ở cả ba nhóm nguyên nhân. Dấu hiệu dịch tự do trong ổ bụng thường gặp nhất ở nhóm tắc TM (100%) , thâm nhiễm mỡ mạc treo đều có tỉ lệ cao nhất ở hai nhóm TRTN và tắc TM (100%); dấu hiệu không tăng quang thành ruột có tỉ lệ cao nhất ở nhóm tắc ĐM (85,7%). Kết luận: Chụp XQCLVT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và phân biệt các nguyên nhân gây HTRN.
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em trên cộng hưởng từ (CHT) và đánh giá vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán nang ống mật chủ ở trẻ em. Phương pháp: 43 bệnh nhân được chẩn đoán NOMC sau mổ và có siêu âm (SA), chụp CHT mật-tụy trước mổ tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố (BVNĐTP) từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 07 năm 2022. Hình ảnh CHT được so sánh với kết quả trong mổ. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong 43 bệnh nhân NOMC gồm 32 nữ và 11 nam, tuổi trung bình 54,5 ± 42,7 tháng (1 tháng – 14 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam là 2,9/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng 79,1% và nôn ói 53,5%. Đặc điểm hình ảnh NOMC trên CHT: Thể loại nang (theo Todani) chỉ gặp loại I (79,1%) và loại IV (20,9%); Hình thái nang giãn dạng cầu 81,4%, dạng thoi (19,6%); Đường kính trung bình: 34,8 ± 25,8mm; Sỏi trong nang (37,2%); Giãn đường mật trong gan (39,5%). Kết quả CHT cho thấy có 7 trường hợp (16,3%) có bất thường kênh chung mật tụy (KCMT), 5 trường hợp (11,6%) có hẹp ống gan, 3 trường hợp (7%) có biến thể giải phẫu đường mật. Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán bất thường KCMT lần lượt là 100%; 87,8%, trong chẩn đoán hẹp ống gan là 100%; 97,4%, trong chẩn đoán biến thể giải phẫu đường mật là 100%, 100%. Kết luận: CHT mật-tụy có giá trị cao trong phát hiện các bất thường KCMT, hẹp ống gan và các biến thể giải phẫu đường mật. CHT trước mổ nên được thực hiện ở các bệnh nhi NOMC.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm siêu âm của ung thư nội mạc tử cung (UTNMTC) và xác định vai trò của siêu âm trong chẩn đoán UTNMTC theo thang điểm IETA. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 343 phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2019 đến 06/2022. Tất cả các trường hợp này đều được siêu âm 2D, Doppler màu qua ngã âm đạo và có kết quả giải phẫu bệnh nội mạc tử cung (NMTC) trên mô nạo sinh thiết lòng tử cung. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu 44,50± 8,14 tuổi, nhóm >45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 51,3%. Nhóm bệnh nhân có BMI ≥25 chiếm 46,4%. Có 9 trường hợp (2,6%) ung thư nội mạc tử cung. Bề dày trung bình NMTC của nhóm UTNMTC là 22,82±18,52mm cao hơn nhóm lành tính là 11,72±6,67mm (p=0,001). Đa số các trường hợp UTNMTC có cấu trúc NMTC không đồng dạng (77,8%), đường giữa NMTC không quan sát được (66,7%), khó xác định ranh giới giữa NMTC và cơ tử cung (66,7%), bờ NMTC không đều (88,9%), không có dịch trong lòng tử cung (77,8%). Trên siêu âm Doppler, nhóm UTNMTC có tín hiệu màu nhiều (33,4%) và có nhiều mạch máu (44,5%). Khi không có dấu hiệu ‘’khó xác định ranh giới giữa NMTC và cơ TC’’ thì nguy cơ UTNTC giảm 96% (p<0,001). Kiểu hình tưới máu với sự hiện diện của nhiều mạch máu và điểm Doppler > 2 điểm trở lên làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung với OR lần lượt là 90,9 và 66,7 lần (p<0,001). Giá trị của các đặc điểm siêu âm theo IETA trong chẩn đoán UTNMTC như sau: bề dày của lớp NMTC ≥15,8mm, đường giữa NMTC không quan sát được, ranh giới NMTC và cơ tử cung khó xác định có đều có độ nhạy là 66,67%, độ đặc hiệu lần lượt là 73,95%, 82,63% và 92,11%. Kết luận: việc đánh giá nội mạc tử cung một cách chi tiết theo hướng dẫn của IETA sẽ rất cần thiết trong việc phát hiện sớm các trường hợp ung thư nội mạc tử cung
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2024 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.