Hiện nay, đánh giá năng lực đang là xu hướng đánh giá của nền giáo dục trên thế giới. Theo đó, việc xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá năng lực đang được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm. Đối với giáo dục STEM, công cụ đánh giá năng lực STEM chuẩn hóa, phù hợp thực tiễn đóng vai trò quan trọng để định hướng phát triển trong tương lai. Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng và chuẩn hóa được một công cụ đánh giá năng lực STEM của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học sinh học tập theo định hướng giáo dục STEM. Để đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị của công cụ, quy trình nghiên cứu được thực hiện nghiêm ngặt với ba giai đoạn, gồm: thiết kế câu hỏi, phát triển thang đo, đánh giá thang đo. Kết quả phân tích định lượng cho thấy công cụ có độ tin cậy, độ giá trị và phù hợp để sử dụng đánh giá năng lực STEM của học sinh tại địa phương. Qua đó, bộ công cụ này là phương tiện để học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân hoặc trở thành khung năng lực hỗ trợ giáo viên phát triển các công cụ đánh giá khác trong quá trình học sinh học tập theo định hướng giáo dục STEM.
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là phương pháp phân tích thống kê thế hệ thứ hai đang rất phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và dần nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học giáo dục Việt Nam trong vài năm gần đây. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh kết quả kiểm định mô hình đo lường giữa hai cách tiếp cận CB-SEM và PLS-SEM dựa trên bộ dữ liệu khảo sát về mô hình đánh giá hiệu quả của hình thức bồi dưỡng giáo viên trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nguồn lực của mô hình bồi dưỡng giáo viên trực tuyến có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của giáo viên, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến việc giáo viên áp dụng kĩ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn. Đa số kết quả kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa cả hai phương pháp CB-SEM và PLS-SEM. Các thang đo đều đạt các tiêu chí về độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt. Tuy nhiên, một số tiêu chí về đánh giá giá trị lí thuyết, sự phù hợp của mô hình đo lường và sự thuận tiện trong thao tác thực hiện thì thế mạnh của PLS-SEM là điểm yếu của CB-SEM và ngược lại.
Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục đang nhận được sự quan tâm của các nhà giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới. Đây được xem như mô hình giáo dục cải tiến của giáo dục STEM bằng việc tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật khai phóng. Hiện nay đã có nhiều công trình và tài liệu nghiên cứu dành riêng cho giáo dục STEAM, tuy nhiên vẫn chưa có sự thống nhất trong cách triển khai dạy học để làm bật lên yếu tố nghệ thuật khai phóng của mô hình giáo dục này. Chúng tôi đề xuất tiến trình dạy học phát triển tư duy thiết kế của học sinh thông qua giáo dục STEAM, qua đó làm bật lên yếu tố nghệ thuật khai phóng. Bài báo nghiên cứu tổng quan về giáo dục STEAM, phân tích yếu tố nghệ thuật khai phóng có nhiều cơ hội thực hiện trong giáo dục STEAM, trình bày quá trình tư duy thiết kế và các pha đóng mở tư duy để rèn luyện khả năng phối hợp tư duy trực giác và tư duy phân tích của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiến trình dạy học phát triển tư duy thiết kế có nhiều tiềm năng để thực hiện giáo dục STEAM trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam, góp phần phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Trong diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, học trực tuyến là giải pháp bắt buộc nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động học tập cho học sinh. Do đó, hoạt động học trực tuyến đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá các nhân tố đang tác động đến hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với hình thức học trực tuyến. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc gửi bảng hỏi trực tuyến đến 467 học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang trải qua quá trình học tập trực tuyến tại nhà. Kết quả thu được từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) cho thấy không gian học tập trực tuyến, chương trình học và khả năng sử dụng công nghệ của học sinh có ảnh hưởng nhất định đến hứng thú của học tập của học sinh, đồng thời cũng bác bỏ những ảnh hưởng đến từ giáo viên và bối cảnh Covid-19. Những kết quả này góp phần gợi mở các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh đối với việc học trực tuyến ở nước ta hiện nay.
scite is a Brooklyn-based organization that helps researchers better discover and understand research articles through Smart Citations–citations that display the context of the citation and describe whether the article provides supporting or contrasting evidence. scite is used by students and researchers from around the world and is funded in part by the National Science Foundation and the National Institute on Drug Abuse of the National Institutes of Health.
customersupport@researchsolutions.com
10624 S. Eastern Ave., Ste. A-614
Henderson, NV 89052, USA
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Copyright © 2025 scite LLC. All rights reserved.
Made with 💙 for researchers
Part of the Research Solutions Family.